G
Genk tin-ict
Guest
Tăng trưởng doanh thu của Huawei giảm mạnh trong năm ngoái, khi lệnh trừng phạt của Mỹ và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây áp lực lên "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc.
Hãng tin CNBC dẫn báo cáo kết quả kinh doanh được Huawei công bố ngày 31/3 cho biết doanh thu cả năm 2020 của hãng đạt 891,4 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 136,7 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2019. Mức tăng trưởng doanh thu này thấp hơn nhiều so với mức tăng 19% mà Huawei đạt được trong năm 2019.
Trung Quốc là thị trường duy nhất của Huawei đạt tốc độ tăng trưởng dương trong năm ngoái. Doanh thu của hãng tại "sân nhà" đạt 584,9 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 89,7 tỷ USD, tăng 15,4% và chiếm 65% tổng doanh thu.
Năm 2020, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới tăng trưởng do nước này sớm kiểm soát được đại dịch. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn khác suy giảm do virus corona lây lan chóng mặt buộc chính phủ phải áp lệnh phong tỏa, gây tê liệt các hoạt động kinh tế.
Lợi nhuận ròng của Huawei trong năm 2020 là 64,6 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 9,9 tỷ USD, tăng 3,2%.
Trong 2 năm qua, Mỹ đã áp một loạt biện pháp trừng phạt lên Huawei, trên cơ sở cho rằng nhà sản xuất thiết bị thông minh và smartphone này là một nguy cơ an ninh quốc gia đối với Mỹ - một cáo buộc mà Huawei một mực phủ nhận.
Do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei, hãng công nghệ Mỹ phải cắt quan hệ với đối tác Trung Quốc này. Điều đó đồng nghĩa với việc các sản phẩm smartphone của Huawei không còn được trang bị hệ điều hành Android. Việc này không phải là một vấn đề lớn đối với Huawei ở thị trường Trung Quốc, nơi các dịch vụ của Google như Gmail bị chặn, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho Huawei ở các thị trường khác, nơi người tiêu dùng đã quen sử dụng những ứng dụng đó.
Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng đã ra lệnh cắt nguồn cung cấp con chip chủ chốt sử dụng công nghệ Mỹ cho Huawei, gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất smartphone của hãng.
Cả hai biện pháp trên khiến doanh số smartphone Huawei lao dốc mạnh. Trước khi bị Mỹ trừng phạt, Huawei là nhà sản xuất smartphone lớn thứ nhì thế giới về doanh số, nhưng trong quý 4/2020, Huawei đã trượt khỏi top 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Huawei cho biết mảng thiết bị tiêu dùng của hãng đạt doanh thu 482,9 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 74,1 tỷ USD, trong năm 2020, tăng 3,3%, so với mức tăng 34% đạt được trong năm 2019.
Chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Ken Hu, nói rằng kết quả kinh doanh mảng thiết bị tiêu dùng không đạt kỳ vọng của công ty do doanh thu từ smartphone sụt giảm. "Vì lệnh trừng phạt không công bằng mà Mỹ áp đặt lên chúng tôi, mảng điện thoại di động của chúng tôi bị giảm doanh thu", ông nói.
Tuy nhiên, một số sản phẩm khác của Huawei như máy tính bảng, laptop, thiết bị đeo, thiết bị gia dụng thông minh… đều tăng doanh thu.
Năm 2019, Huawei trình làng hệ điều hành riêng có tên HarmonyOS, được thiết kế để tương thích với các thiết bị khác nhau. Hãng dự kiến sẽ triển khai hệ điều hành này trên một số sản phẩm, và tháng trước hãng tuyên bố HarmonyOS đã xuất hiện trên chiếc smartphone Mate X2. Hãng kỳ vọng hệ điều hành mới có thể trợ lực cho mảng thiết bị tiêu dùng.
Không chỉ nhằm vào mảng smartphone của Huawei, Mỹ còn nhằm vào mảng thiết bị viễn thông của công ty Trung Quốc này. Thời ông Trump, Mỹ kêu gọi các nước đồng minh không sử dụng thiết bị mạng 5G do Huawei sản xuất, và một số nước như Australia và Anh đã hưởng ứng. Đây là một lý do khiến mảng thiết bị của Huawei chỉ tăng trưởng 0,2% trong năm 2020.
Một điểm sáng đối với Huawei là mảng phục vụ doanh nghiệp, với các sản phẩm và dịch vụ bán cho các công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như dịch vụ điện toán đám mây. Gần đây, mảng này đã trở thành một trọng tâm lớn của công ty.
Năm 2020, mảng doanh nghiệp mang về cho Huawei doanh thu 100,3 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 15,4 tỷ USD, tăng 23%, trở thành mảng tăng trưởng mạnh nhất trong số các bộ phận của Huawei.
Hãng tin CNBC dẫn báo cáo kết quả kinh doanh được Huawei công bố ngày 31/3 cho biết doanh thu cả năm 2020 của hãng đạt 891,4 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 136,7 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2019. Mức tăng trưởng doanh thu này thấp hơn nhiều so với mức tăng 19% mà Huawei đạt được trong năm 2019.
Trung Quốc là thị trường duy nhất của Huawei đạt tốc độ tăng trưởng dương trong năm ngoái. Doanh thu của hãng tại "sân nhà" đạt 584,9 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 89,7 tỷ USD, tăng 15,4% và chiếm 65% tổng doanh thu.
Năm 2020, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới tăng trưởng do nước này sớm kiểm soát được đại dịch. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn khác suy giảm do virus corona lây lan chóng mặt buộc chính phủ phải áp lệnh phong tỏa, gây tê liệt các hoạt động kinh tế.
Lợi nhuận ròng của Huawei trong năm 2020 là 64,6 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 9,9 tỷ USD, tăng 3,2%.
Trong 2 năm qua, Mỹ đã áp một loạt biện pháp trừng phạt lên Huawei, trên cơ sở cho rằng nhà sản xuất thiết bị thông minh và smartphone này là một nguy cơ an ninh quốc gia đối với Mỹ - một cáo buộc mà Huawei một mực phủ nhận.
Do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei, hãng công nghệ Mỹ phải cắt quan hệ với đối tác Trung Quốc này. Điều đó đồng nghĩa với việc các sản phẩm smartphone của Huawei không còn được trang bị hệ điều hành Android. Việc này không phải là một vấn đề lớn đối với Huawei ở thị trường Trung Quốc, nơi các dịch vụ của Google như Gmail bị chặn, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho Huawei ở các thị trường khác, nơi người tiêu dùng đã quen sử dụng những ứng dụng đó.
Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng đã ra lệnh cắt nguồn cung cấp con chip chủ chốt sử dụng công nghệ Mỹ cho Huawei, gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất smartphone của hãng.
Cả hai biện pháp trên khiến doanh số smartphone Huawei lao dốc mạnh. Trước khi bị Mỹ trừng phạt, Huawei là nhà sản xuất smartphone lớn thứ nhì thế giới về doanh số, nhưng trong quý 4/2020, Huawei đã trượt khỏi top 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Huawei cho biết mảng thiết bị tiêu dùng của hãng đạt doanh thu 482,9 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 74,1 tỷ USD, trong năm 2020, tăng 3,3%, so với mức tăng 34% đạt được trong năm 2019.
Chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Ken Hu, nói rằng kết quả kinh doanh mảng thiết bị tiêu dùng không đạt kỳ vọng của công ty do doanh thu từ smartphone sụt giảm. "Vì lệnh trừng phạt không công bằng mà Mỹ áp đặt lên chúng tôi, mảng điện thoại di động của chúng tôi bị giảm doanh thu", ông nói.
Tuy nhiên, một số sản phẩm khác của Huawei như máy tính bảng, laptop, thiết bị đeo, thiết bị gia dụng thông minh… đều tăng doanh thu.
Năm 2019, Huawei trình làng hệ điều hành riêng có tên HarmonyOS, được thiết kế để tương thích với các thiết bị khác nhau. Hãng dự kiến sẽ triển khai hệ điều hành này trên một số sản phẩm, và tháng trước hãng tuyên bố HarmonyOS đã xuất hiện trên chiếc smartphone Mate X2. Hãng kỳ vọng hệ điều hành mới có thể trợ lực cho mảng thiết bị tiêu dùng.
Không chỉ nhằm vào mảng smartphone của Huawei, Mỹ còn nhằm vào mảng thiết bị viễn thông của công ty Trung Quốc này. Thời ông Trump, Mỹ kêu gọi các nước đồng minh không sử dụng thiết bị mạng 5G do Huawei sản xuất, và một số nước như Australia và Anh đã hưởng ứng. Đây là một lý do khiến mảng thiết bị của Huawei chỉ tăng trưởng 0,2% trong năm 2020.
Một điểm sáng đối với Huawei là mảng phục vụ doanh nghiệp, với các sản phẩm và dịch vụ bán cho các công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như dịch vụ điện toán đám mây. Gần đây, mảng này đã trở thành một trọng tâm lớn của công ty.
Năm 2020, mảng doanh nghiệp mang về cho Huawei doanh thu 100,3 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 15,4 tỷ USD, tăng 23%, trở thành mảng tăng trưởng mạnh nhất trong số các bộ phận của Huawei.
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD