G
Genk tin-ict
Guest
Ứng dụng nhắn tin mã hóa Signal đã đột nhiên trở nên phổ biến trong thời gian gần đây và là ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất trên cả Google Play Store và Apple App Store. Khó có thể nói được lý do tại sao, nhưng chắc chắn một điều, việc nó được tỷ phú Elon Musk, người có tài khoản Twitter với 42 triệu người follow, nhắc đến trong dòng tweet của mình đã đóng góp một phần cho tăng trưởng bùng nổ của nó.
Nhưng ít người biết một ứng dụng ít tên tuổi của một cậu bé Ấn Độ 12 tuổi đã đóng góp ít nhất 10.000 người dùng cho Signal theo cách không ngờ tới: nhái lại chính ứng dụng nhắn tin mã hóa này.
Dev Sharma, một người dùng Signal đến từ Melbourne, Úc, biết đến ứng dụng nhái này khi anh gặp phải một vấn đề bất thường: Signal cho biết bạn của anh mới sử dụng ứng dụng này, nhưng khi nhắn tin cho người bạn đó, anh ta nói rằng mình chưa bao giờ nghe nói đến Signal, dù dường như vẫn đang sử dụng ứng dụng đó.
Hóa ra anh bạn này đã cài đặt một ứng dụng khác có tên "Calls Chat" – một ứng dụng nhái Signal và nhưng điều thú vị là nó cho phép nhắn tin với cả người dùng Signal chính chủ. Với hàng chục nghìn lượt tải xuống, sự tồn tại của Calls Chat đã mang lại hàng nghìn người dùng mới cho Signal mà không hề biết.
Tại sao điều này lại có thể xảy ra? Nguyên nhân của điều này nằm ở đặc tính mã nguồn mở của Signal khi nó cho phép người khác có thể tinh chỉnh lại thành một ứng dụng mới theo ý muốn một cách dễ dàng. Tuy vậy, điều này cũng làm người dùng dễ bị hiểu nhầm về ứng dụng họ thực sự tải xuống từ cửa hàng ứng dụng.
Trả lời phỏng vấn từ Motherboard, Dheeraj, cậu bé tạo ra ứng dụng "Calls Chat" cho biết: "Cháu không biết mình đã tạo ra một bản nhái của Signal, trên thực tế cháu thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của một ứng dụng như vậy."
Moxie Marlinspike, CEO và là đồng sáng lập của Signal cho biết trong dòng tweet, những ứng dụng nhái như "là rất không may".
"Signal là OSS (Phần mềm mã nguồn mở), vì vậy mọi người có thể dùng ứng dụng đó, đổi tên và dùng font Papyrus hoặc gì đó, thêm quảng cáo vào và đưa nó lên Play Store." Anh bổ sung. "Nó sẽ là một cách rẻ tiền để cài quảng cáo/tracker/ hay thứ gì đó dưới dạng một ứng dụng."
Về phần Dheeraj, cậu bé chỉ muốn làm một ứng dụng trong khi đang bị phong tỏa do Covid.
"Cháu chỉ được học cơ bản về lập trình ở trường học, nhưng khi cháu thấy mình có quá nhiều thời gian rảnh rỗi do bị phong tỏa, cháu quyết định tự tìm hiểu về lập trình ứng dụng. Cháu có máy tính và xem nhiều video YouTube về phần mềm. Cháu cũng được sử dụng điện thoại từ năm lớp 4, vì vậy cháu luôn muốn làm gì đó cho điện thoại." Dheeraj nói với Motherboard.
"Ban đầu dự định của cháu là làm một ứng dụng TikTok phiên bản Ấn Độ, vì mọi người không được sử dụng phiên bản Trung Quốc. Nhưng việc thử nghiệm lại dẫn cháu đến việc tạo ra một ứng dụng nhắn tin, Calls Chat Messenger." Năm ngoái Ấn Độ đã cấm gần 60 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm TikTok và WeChat.
Tuy nhiên, Google Play Store cấm các nhà phát triển giả dạng các ứng dụng khác hoặc làm các ứng dụng lừa đảo. Vì vậy, vào thứ tư tuần trước, Google nói với Motherboard rằng, ứng dụng này đã bị gỡ bỏ khỏi Play Store.
Nhưng ít người biết một ứng dụng ít tên tuổi của một cậu bé Ấn Độ 12 tuổi đã đóng góp ít nhất 10.000 người dùng cho Signal theo cách không ngờ tới: nhái lại chính ứng dụng nhắn tin mã hóa này.
Dev Sharma, một người dùng Signal đến từ Melbourne, Úc, biết đến ứng dụng nhái này khi anh gặp phải một vấn đề bất thường: Signal cho biết bạn của anh mới sử dụng ứng dụng này, nhưng khi nhắn tin cho người bạn đó, anh ta nói rằng mình chưa bao giờ nghe nói đến Signal, dù dường như vẫn đang sử dụng ứng dụng đó.
Hóa ra anh bạn này đã cài đặt một ứng dụng khác có tên "Calls Chat" – một ứng dụng nhái Signal và nhưng điều thú vị là nó cho phép nhắn tin với cả người dùng Signal chính chủ. Với hàng chục nghìn lượt tải xuống, sự tồn tại của Calls Chat đã mang lại hàng nghìn người dùng mới cho Signal mà không hề biết.
Tại sao điều này lại có thể xảy ra? Nguyên nhân của điều này nằm ở đặc tính mã nguồn mở của Signal khi nó cho phép người khác có thể tinh chỉnh lại thành một ứng dụng mới theo ý muốn một cách dễ dàng. Tuy vậy, điều này cũng làm người dùng dễ bị hiểu nhầm về ứng dụng họ thực sự tải xuống từ cửa hàng ứng dụng.
Trả lời phỏng vấn từ Motherboard, Dheeraj, cậu bé tạo ra ứng dụng "Calls Chat" cho biết: "Cháu không biết mình đã tạo ra một bản nhái của Signal, trên thực tế cháu thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của một ứng dụng như vậy."
Moxie Marlinspike, CEO và là đồng sáng lập của Signal cho biết trong dòng tweet, những ứng dụng nhái như "là rất không may".
"Signal là OSS (Phần mềm mã nguồn mở), vì vậy mọi người có thể dùng ứng dụng đó, đổi tên và dùng font Papyrus hoặc gì đó, thêm quảng cáo vào và đưa nó lên Play Store." Anh bổ sung. "Nó sẽ là một cách rẻ tiền để cài quảng cáo/tracker/ hay thứ gì đó dưới dạng một ứng dụng."
Về phần Dheeraj, cậu bé chỉ muốn làm một ứng dụng trong khi đang bị phong tỏa do Covid.
"Cháu chỉ được học cơ bản về lập trình ở trường học, nhưng khi cháu thấy mình có quá nhiều thời gian rảnh rỗi do bị phong tỏa, cháu quyết định tự tìm hiểu về lập trình ứng dụng. Cháu có máy tính và xem nhiều video YouTube về phần mềm. Cháu cũng được sử dụng điện thoại từ năm lớp 4, vì vậy cháu luôn muốn làm gì đó cho điện thoại." Dheeraj nói với Motherboard.
"Ban đầu dự định của cháu là làm một ứng dụng TikTok phiên bản Ấn Độ, vì mọi người không được sử dụng phiên bản Trung Quốc. Nhưng việc thử nghiệm lại dẫn cháu đến việc tạo ra một ứng dụng nhắn tin, Calls Chat Messenger." Năm ngoái Ấn Độ đã cấm gần 60 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm TikTok và WeChat.
Tuy nhiên, Google Play Store cấm các nhà phát triển giả dạng các ứng dụng khác hoặc làm các ứng dụng lừa đảo. Vì vậy, vào thứ tư tuần trước, Google nói với Motherboard rằng, ứng dụng này đã bị gỡ bỏ khỏi Play Store.
Tham khảo Motherboard
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD