G
Genk tin-ict
Guest
Huawei đã và đang là tâm điểm của những tranh cãi gay gắt xung quanh bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Kể từ đầu năm ngoái, Huawei đã phải đối mặt với lệnh cấm của Bộ thương mại Mỹ. Tới năm nay, Mỹ tiếp tục thắt chặt lệnh cấm đối với Huawei bằng cách đánh vào chuỗi cung ứng linh kiện của Huawei. Theo lệnh cấm mới, bất kỳ công ty nào sử dụng công nghệ của Mỹ đều phải có giấy phép trước khi bán hàng cho Huawei.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hầu hết các đối tác cung ứng chip và linh kiện cho Huawei, trong đó có TSMC buộc phải dừng hợp tác với hãng công nghệ Trung Quốc. Và điều đó đã thành sự thực cách đây khoảng 5 tháng khi TSMC ra tuyên bố dừng sản xuất chip Kirin mới cho Huawei.
Cũng sau ngày 15/9, TSMC và các công ty khác sử dụng công nghệ Mỹ sẽ không được phép bán hàng cho Huawei nữa. Do lệnh cấm gần đây, CEO mảng tiêu dùng Huawei, Yu Chengdong thừa nhận rằng, chip Kirin 9000 có thể là con chip cao cấp cuối cùng của công ty.
Nhưng tất nhiên TSMC đâu chịu buông xuôi mọi chuyện. Kể từ đó tới nay, TSMC đã nhiều lần nộp đơn lên chính phủ Mỹ để xin cấp phép tiếp tục cung cấp chip cho Huawei.
Theo thông tin mới nhất, TSMC gần đây đã nhận được cái gật đầu từ phía Mỹ khi có thể tiếp tục kinh doanh với Huawei. Tuy nhiên, giấy phép của phía Mỹ chỉ giới hạn cho "công nghệ trưởng thành". Công nghệ trưởng thành ở đây được hiểu là công nghệ đã được sử dụng đủ lâu và giảm thiểu được tối đa các vấn đề cố hữu.
Tức là giấy phép cấp cho TSMC chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm đã được sản xuất bằng công nghệ trưởng thành trước đây.
Đáng tiếc thông tin từ phía TSMC không đề cập cụ thể đến SoC cho smartphone. Hơn nữa, TSMC cũng không nêu rõ "công nghệ trưởng thành" có nghĩa là gì. Tuy nhiên, các quy trình như 28nm có thể coi là trưởng thành. Trong khi các quy trình 16nm, 10nm, 7nm và 5nm mới nhất là các quy trình tiên tiến hơn.
Mặc dù vậy, mảng kinh doanh thiết bị tiêu dùng của Huawei vẫn sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu nguồn nhân lực. Điều này là do chip di động đòi hỏi công nghệ cao chứ không chỉ công nghệ trưởng thành.
Chip Kirin 9000 sử dụng quy trình 5nm của TSMC và đây là quy trình tiên tiến nhất hiện nay. Nếu như thông tin trên là đúng thì TSMC chỉ có thể sản xuất chip cấp thấp cho Huawei. Điều này sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới hoạt động kinh doanh smartphone của Huawei nhưng sẽ hạn chế khá nhiều khả năng tiếp cận phân khúc cao cấp của Huawei.
Theo tiết lộ, TSMC đã không thể hủy đơn đặt hàng chip Kirin 9000 của Huawei. Huawei đã đặt hàng sản xuất 15 triệu đơn vị nhưng TSMC chỉ mới giao được 8,8 triệu đơn vị. Với con số này, số chip giao cho Huawei sẽ chỉ đủ dùng trong 6 tháng.
Sau AMD và Intel, TSMC là nhà sản xuất lớn thứ ba có được giấy phép cung cấp linh kiện cho Huawei. Nhưng như đã nói ở trên, TSMC vẫn còn giới hạn với Huawei.
Kể từ đầu năm ngoái, Huawei đã phải đối mặt với lệnh cấm của Bộ thương mại Mỹ. Tới năm nay, Mỹ tiếp tục thắt chặt lệnh cấm đối với Huawei bằng cách đánh vào chuỗi cung ứng linh kiện của Huawei. Theo lệnh cấm mới, bất kỳ công ty nào sử dụng công nghệ của Mỹ đều phải có giấy phép trước khi bán hàng cho Huawei.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hầu hết các đối tác cung ứng chip và linh kiện cho Huawei, trong đó có TSMC buộc phải dừng hợp tác với hãng công nghệ Trung Quốc. Và điều đó đã thành sự thực cách đây khoảng 5 tháng khi TSMC ra tuyên bố dừng sản xuất chip Kirin mới cho Huawei.
Cũng sau ngày 15/9, TSMC và các công ty khác sử dụng công nghệ Mỹ sẽ không được phép bán hàng cho Huawei nữa. Do lệnh cấm gần đây, CEO mảng tiêu dùng Huawei, Yu Chengdong thừa nhận rằng, chip Kirin 9000 có thể là con chip cao cấp cuối cùng của công ty.
Nhưng tất nhiên TSMC đâu chịu buông xuôi mọi chuyện. Kể từ đó tới nay, TSMC đã nhiều lần nộp đơn lên chính phủ Mỹ để xin cấp phép tiếp tục cung cấp chip cho Huawei.
Theo thông tin mới nhất, TSMC gần đây đã nhận được cái gật đầu từ phía Mỹ khi có thể tiếp tục kinh doanh với Huawei. Tuy nhiên, giấy phép của phía Mỹ chỉ giới hạn cho "công nghệ trưởng thành". Công nghệ trưởng thành ở đây được hiểu là công nghệ đã được sử dụng đủ lâu và giảm thiểu được tối đa các vấn đề cố hữu.
Tức là giấy phép cấp cho TSMC chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm đã được sản xuất bằng công nghệ trưởng thành trước đây.
Đáng tiếc thông tin từ phía TSMC không đề cập cụ thể đến SoC cho smartphone. Hơn nữa, TSMC cũng không nêu rõ "công nghệ trưởng thành" có nghĩa là gì. Tuy nhiên, các quy trình như 28nm có thể coi là trưởng thành. Trong khi các quy trình 16nm, 10nm, 7nm và 5nm mới nhất là các quy trình tiên tiến hơn.
Mặc dù vậy, mảng kinh doanh thiết bị tiêu dùng của Huawei vẫn sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu nguồn nhân lực. Điều này là do chip di động đòi hỏi công nghệ cao chứ không chỉ công nghệ trưởng thành.
Chip Kirin 9000 sử dụng quy trình 5nm của TSMC và đây là quy trình tiên tiến nhất hiện nay. Nếu như thông tin trên là đúng thì TSMC chỉ có thể sản xuất chip cấp thấp cho Huawei. Điều này sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới hoạt động kinh doanh smartphone của Huawei nhưng sẽ hạn chế khá nhiều khả năng tiếp cận phân khúc cao cấp của Huawei.
Theo tiết lộ, TSMC đã không thể hủy đơn đặt hàng chip Kirin 9000 của Huawei. Huawei đã đặt hàng sản xuất 15 triệu đơn vị nhưng TSMC chỉ mới giao được 8,8 triệu đơn vị. Với con số này, số chip giao cho Huawei sẽ chỉ đủ dùng trong 6 tháng.
Sau AMD và Intel, TSMC là nhà sản xuất lớn thứ ba có được giấy phép cung cấp linh kiện cho Huawei. Nhưng như đã nói ở trên, TSMC vẫn còn giới hạn với Huawei.
Tham khảo Gizchina
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD