G
Genk tin-ict
Guest
Nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc vừa trải qua một tuần khó khăn, và giờ đây mọi thứ đang trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
Thứ Sáu vừa qua chính phủ Mỹ đã áp đặt hàng loạt biện pháp hạn chế mới đối với SMIC khi chính phủ Mỹ tiếp tục gia tăng áp lực đối với các công ty Trung Quốc trong những tuần cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình.
Với các biện pháp hạn chế mới, hàng chục công ty Trung Quốc, bao gồm SMIC và hãng sản xuất drone DJI bị đưa vào Danh sách Thực thể và không được tiếp cận nguồn cung ứng và công nghệ từ Mỹ.
Động thái này có thể tạo nên các vấn đề nghiêm trọng đối với SMIC, khi cũng giống như đa số các nhà sản xuất chip trên toàn cầu vốn đang dựa vào phần mềm, máy móc và thiết bị Mỹ để thiết kế và sản xuất bán dẫn. Trước đó, nhà sản xuất smartphone và thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc, Huawei đã khốn đốn khi tăng trưởng và doanh số chậm đi đáng kể sau khi bị đưa vào Danh sách Thực thể vào năm ngoái.
Tuyên bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết: "Các mặt hàng đặc thù dành cho việc sản xuất bán dẫn ở tiến trình công nghệ cao cấp – 10nm hoặc thấp hơn – sẽ là mục tiêu của việc ngăn chặn các công nghệ chủ chốt như vậy hỗ trợ cho các nỗ lực quân – dân sự của Trung Quốc."
Không chỉ vậy, SMIC còn đang gặp các rắc rối khác. Truyền thông Trung Quốc đưa tin, đầu tuần này, đồng CEO của SMIC, Liang Mong Song đã từ chức. Điều bất ngờ là chính công ty lại cho biết, họ đang tìm cách xác nhận các báo cáo này. Mặc dù vậy, họ cũng biết rằng ông Liang "muốn từ chức theo những điều kiện nhất định."
Sau thông báo về các biện pháp hạn chế mới của Bộ Thương mại Mỹ, cổ phiếu SMIC sụt gảim 5% trên sàn giao dịch Hong Kong. Tổng cộng trong một tuần vừa qua, cổ phiếu SMIC đã sụt giảm khoảng 10% - mức tồi tệ nhất từ tháng Chín đến nay – khi các báo cáo truyền thông cho biết về khả năng chính phủ Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế đối với SMIC.
SMIC đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố tham vọng công nghệ của Trung Quốc. Phần nhiều nguồn cung chipset của Trung Quốc đến từ các công ty nước ngoài và những linh kiện này đóng vai trò quan trọng trong mọi sản phẩm đến từ Trung Quốc, từ smartphone, máy tính cho đến thiết bị viễn thông. Năm ngoái, công ty đã nhập khẩu lượng chip trị giá khoảng 306 tỷ USD, chiếm 15% tổng giá trị nhập khẩu của nước này.
Đầu năm nay, hãng SMIC từng tuyên bố muốn đầu tư vào công nghệ để bắt kịp các đối thủ. Nhưng SMIC hiện vẫn đi sau 3 năm về công nghệ so với các công ty hàng đầu thế giới như Intel, Samsung và TSMC. Do vậy, các nhà phân tích cho rằng SMIC vẫn còn một chặng đường dài phía trước nếu muốn trở thành một đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu.
Thứ Sáu vừa qua chính phủ Mỹ đã áp đặt hàng loạt biện pháp hạn chế mới đối với SMIC khi chính phủ Mỹ tiếp tục gia tăng áp lực đối với các công ty Trung Quốc trong những tuần cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình.
Với các biện pháp hạn chế mới, hàng chục công ty Trung Quốc, bao gồm SMIC và hãng sản xuất drone DJI bị đưa vào Danh sách Thực thể và không được tiếp cận nguồn cung ứng và công nghệ từ Mỹ.
Động thái này có thể tạo nên các vấn đề nghiêm trọng đối với SMIC, khi cũng giống như đa số các nhà sản xuất chip trên toàn cầu vốn đang dựa vào phần mềm, máy móc và thiết bị Mỹ để thiết kế và sản xuất bán dẫn. Trước đó, nhà sản xuất smartphone và thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc, Huawei đã khốn đốn khi tăng trưởng và doanh số chậm đi đáng kể sau khi bị đưa vào Danh sách Thực thể vào năm ngoái.
Tuyên bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết: "Các mặt hàng đặc thù dành cho việc sản xuất bán dẫn ở tiến trình công nghệ cao cấp – 10nm hoặc thấp hơn – sẽ là mục tiêu của việc ngăn chặn các công nghệ chủ chốt như vậy hỗ trợ cho các nỗ lực quân – dân sự của Trung Quốc."
Không chỉ vậy, SMIC còn đang gặp các rắc rối khác. Truyền thông Trung Quốc đưa tin, đầu tuần này, đồng CEO của SMIC, Liang Mong Song đã từ chức. Điều bất ngờ là chính công ty lại cho biết, họ đang tìm cách xác nhận các báo cáo này. Mặc dù vậy, họ cũng biết rằng ông Liang "muốn từ chức theo những điều kiện nhất định."
Sau thông báo về các biện pháp hạn chế mới của Bộ Thương mại Mỹ, cổ phiếu SMIC sụt gảim 5% trên sàn giao dịch Hong Kong. Tổng cộng trong một tuần vừa qua, cổ phiếu SMIC đã sụt giảm khoảng 10% - mức tồi tệ nhất từ tháng Chín đến nay – khi các báo cáo truyền thông cho biết về khả năng chính phủ Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế đối với SMIC.
SMIC đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố tham vọng công nghệ của Trung Quốc. Phần nhiều nguồn cung chipset của Trung Quốc đến từ các công ty nước ngoài và những linh kiện này đóng vai trò quan trọng trong mọi sản phẩm đến từ Trung Quốc, từ smartphone, máy tính cho đến thiết bị viễn thông. Năm ngoái, công ty đã nhập khẩu lượng chip trị giá khoảng 306 tỷ USD, chiếm 15% tổng giá trị nhập khẩu của nước này.
Đầu năm nay, hãng SMIC từng tuyên bố muốn đầu tư vào công nghệ để bắt kịp các đối thủ. Nhưng SMIC hiện vẫn đi sau 3 năm về công nghệ so với các công ty hàng đầu thế giới như Intel, Samsung và TSMC. Do vậy, các nhà phân tích cho rằng SMIC vẫn còn một chặng đường dài phía trước nếu muốn trở thành một đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu.
Tham khảo CNN
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD