G
Genk tin-ict
Guest
Thế Giới Di Động vừa khai trương hai cửa hàng bán xe đạp tại các quận vùng ven TP.HCM. Khu vực bán xe đạp được đặt dưới mái hiên của hai siêu thị Điện máy Xanh hiện hữu.
Gian hàng bán xe đạp tại một cửa hàng Điện máy Xanh.
Do khai trương đúng dịp lễ 30/4, doanh thu của ngành hàng mới rất khả quan, ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO Cty CP Thế Giới Di Động - cho biết. Sau kỳ nghỉ lễ, số bán giảm xuống nhưng duy trì đều đặn mỗi ngày bán trung bình 15 xe mỗi cửa hàng, ông Hiểu Em mở báo cáo doanh thu cho PV xem.
Các loại xe đạp được bày bán đa dạng chủng loại, gồm xe đạp leo núi, xe thể thao, xe thành phố, xe trẻ em. Giá bán trung bình mỗi mẫu xe khoảng 3 triệu đồng. Trong đó, xe đạp trẻ em hiện đang có mức tiêu thụ tốt.
Các thương hiệu được chọn bán tại chuỗi này gồm có Giant, Martin 107, Asama, Thống Nhất, và các hãng khác.
Trong thời gian tới, Thế Giới Di Động sẽ mở thêm khoảng 10 cửa hàng khác. Ngoài TP.HCM, sẽ có các cửa hàng tại khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu.
Để hút khách, ông Hiểu Em cho biết áp dụng giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, hoặc mua điện thoại nhận phiếu giảm giá mua xe,... tương tự cách chuỗi này áp dụng khi đưa vào kinh doanh các mặt hàng mới.
Theo tính toán của CEO Thế Giới Di Động, thị trường xe đạp mỗi năm bán được khoảng 2,4 triệu chiếc. Ông chưa đặt mục tiêu thị phần đối với mặt hàng mới này.
Các nhân viên hiện hữu được đào tạo để lắp ráp và sửa chữa xe đạp, mặt bằng được tận dụng từ nguồn có sẵn nên hầu như không phát sinh chi phí.
Trước đây, Thế Giới Di Động từng tận dụng mặt bằng để bán xe máy điện tại Hà Nội, tuy nhiên đến nay thử nghiệm này không được mở rộng. Lý do, xe máy điện này của một hãng sản xuất điện thoại đưa vào kinh doanh thử.
Như vậy liên tiếp trong vài năm qua, chuỗi bán lẻ công nghệ chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam đã thử nghiệm khá đa dạng mặt hàng trong bối cảnh nhu cầu mua điện thoại bão hoà. Công ty từng thử nghiệm bán mắt kính nhưng đã dừng lại. Riêng mảng đồng hồ vẫn đang phát triển.
Bên cạnh đó, các mặt hàng gia dụng như nồi niêu xoong chảo cũng đã được thêm vào danh mục hàng hoá tại Điện máy Xanh, có doanh thu nhất định và đang được mở rộng.
Trong hành trình thử nghiệm của mình, Thế Giới Di Động cũng phải đóng chuỗi Điện thoại Siêu rẻ do không đạt chỉ tiêu kinh doanh như kỳ vọng.
Hôm qua 13/5, chuỗi bán lẻ này chính thức tung một mô hình mới, cho phép các cửa hàng nhỏ làm cộng tác viên bán hàng. Kết quả của thử nghiệm, theo ông Hiểu Em, sẽ thấy rõ trong thời gian ngắn.
Gian hàng bán xe đạp tại một cửa hàng Điện máy Xanh.
Do khai trương đúng dịp lễ 30/4, doanh thu của ngành hàng mới rất khả quan, ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO Cty CP Thế Giới Di Động - cho biết. Sau kỳ nghỉ lễ, số bán giảm xuống nhưng duy trì đều đặn mỗi ngày bán trung bình 15 xe mỗi cửa hàng, ông Hiểu Em mở báo cáo doanh thu cho PV xem.
Các loại xe đạp được bày bán đa dạng chủng loại, gồm xe đạp leo núi, xe thể thao, xe thành phố, xe trẻ em. Giá bán trung bình mỗi mẫu xe khoảng 3 triệu đồng. Trong đó, xe đạp trẻ em hiện đang có mức tiêu thụ tốt.
Các thương hiệu được chọn bán tại chuỗi này gồm có Giant, Martin 107, Asama, Thống Nhất, và các hãng khác.
Trong thời gian tới, Thế Giới Di Động sẽ mở thêm khoảng 10 cửa hàng khác. Ngoài TP.HCM, sẽ có các cửa hàng tại khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu.
Để hút khách, ông Hiểu Em cho biết áp dụng giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, hoặc mua điện thoại nhận phiếu giảm giá mua xe,... tương tự cách chuỗi này áp dụng khi đưa vào kinh doanh các mặt hàng mới.
Theo tính toán của CEO Thế Giới Di Động, thị trường xe đạp mỗi năm bán được khoảng 2,4 triệu chiếc. Ông chưa đặt mục tiêu thị phần đối với mặt hàng mới này.
Các nhân viên hiện hữu được đào tạo để lắp ráp và sửa chữa xe đạp, mặt bằng được tận dụng từ nguồn có sẵn nên hầu như không phát sinh chi phí.
Trước đây, Thế Giới Di Động từng tận dụng mặt bằng để bán xe máy điện tại Hà Nội, tuy nhiên đến nay thử nghiệm này không được mở rộng. Lý do, xe máy điện này của một hãng sản xuất điện thoại đưa vào kinh doanh thử.
Như vậy liên tiếp trong vài năm qua, chuỗi bán lẻ công nghệ chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam đã thử nghiệm khá đa dạng mặt hàng trong bối cảnh nhu cầu mua điện thoại bão hoà. Công ty từng thử nghiệm bán mắt kính nhưng đã dừng lại. Riêng mảng đồng hồ vẫn đang phát triển.
Bên cạnh đó, các mặt hàng gia dụng như nồi niêu xoong chảo cũng đã được thêm vào danh mục hàng hoá tại Điện máy Xanh, có doanh thu nhất định và đang được mở rộng.
Trong hành trình thử nghiệm của mình, Thế Giới Di Động cũng phải đóng chuỗi Điện thoại Siêu rẻ do không đạt chỉ tiêu kinh doanh như kỳ vọng.
Hôm qua 13/5, chuỗi bán lẻ này chính thức tung một mô hình mới, cho phép các cửa hàng nhỏ làm cộng tác viên bán hàng. Kết quả của thử nghiệm, theo ông Hiểu Em, sẽ thấy rõ trong thời gian ngắn.
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD