G
Genk tin-ict
Guest
Vào thời kỳ đỉnh cao, cách đây hơn một thập kỷ, MapQuest, nguồn đáng tin cậy về bản đồ và chỉ dẫn lái xe, là một trong những trang web phổ biến nhất trên thế giới với khoảng 50 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (một con số khổng lồ vào giữa những năm 2000).
Thế nhưng, chỉ trong thời gian ngắn, từ chỗ là công ty công nghệ nổi tiếng nhất thế giới, MapQuest đã dần chìm vào quên lãng. Một trong những nguyên nhân chính là những người điều hành đã không xem xét bối cảnh lịch sử của công ty. Do đó, khi đưa ra quyết định về hướng phát triển, họ chỉ xem xét những gì có ý nghĩa nhất ở thời điểm đó thay vì nghĩ xa hơn về tương lai.
Trong một cuộc phỏng vấn, Chris Heivly, một trong những người sáng lập MapQuest đã chia sẻ câu chuyện của công ty "vang bóng một thời" này.
Chris Heivly.
Lịch sử phát triển
MapQuest ra đời tại Lancaster, Pennsylvania và được tách ra từ một công ty in ấn trị giá 6 tỷ USD. Năm 1994, một nhân viên giỏi nói rằng MapQuest sẽ trở nên phổ biến và họ cần tách ra để không bị kìm chế bởi công ty mẹ. Vì vậy, năm 1995, Chris cùng nhóm của mình tách khỏi đó và huy động vốn cho MapQuest.
Nói cách khác, MapQuest, một trong những "startup" Internet thành công đầu tiên trong lịch sử, không thực sự là một công ty khởi nghiệp mà là một phần của đế chế in ấn tỷ đô. Thời điểm MapQuest ra mắt, bản đồ đã trở thành phần quan trọng của xã hội đến mức các công ty công nghệ kiếm được lợi nhuận khổng lồ bằng cách tạo ra bản đồ để mọi người sử dụng.
Giao diện MapQuest.
Còn ở thời điểm hiện tại, gần như chẳng còn mấy ai sử dụng MapQuest nữa. Thay vào đó, chúng ta dùng GPS để điều hướng. Năm 2008, Google tung ứng dụng "Maps" dành cho iPhone, giúp hàng triệu người lần đầu tiên có thể truy cập rộng rãi điều hướng GPS.
Trong trường hợp của MapQuest, dịch vụ chỉ đường của họ là công nghệ chuyển đổi mà con người cần để chuyển từ điều hướng dựa trên bản đồ sang điều hướng GPS.
Đánh mất tầm nhìn và hàng chục triệu người dùng
Những người như Chris hiểu rằng máy tính sẽ thay đổi cách con người điều hướng và họ biết GPS sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hướng của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trước khi phát triển MapQuest mạnh hơn nữa và tiếp tục xây dựng tầm nhìn trên, năm 1999, các chủ sở hữu đã bán MapQuest cho AOL, công ty cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu.
AOL không hề quan tâm đến điều gì khác ngoài kiếm tiền. Thay vì nhìn ra bức tranh lịch sử lớn hơn, họ chỉ tập trung vào lợi nhuận. Chris chia sẻ: "Với lượng truy cập khổng lồ, MapQuest đối với AOL là một con gà đẻ trứng vàng không hơn không kém. Từng có lúc, nó trở thành đơn vị kinh doanh lớn thứ hai của AOL. Họ đã ngủ quên trên chiến thắng của MapQuest quá lâu".
Đối với AOL, đầu tư vào điều hướng thời gian thực qua GPS là việc làm vô nghĩa bởi nó sẽ làm giảm số lần truy cập vào trang và ăn mòn lợi nhuận ngắn hạn. Trong khi đó, với tầm nhìn rộng hơn, một gã khổng lồ công nghệ khác đã nhận ra tiềm năng của lĩnh vực này và quyết định "nhảy" vào. Công ty đó chính là Google.
Google Maps đã thành công với hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng trên toàn cầu.
Thời điểm hiện tại, giá trị thị trường của AOL đạt khoảng 200 tỷ USD nhưng con số đó không thấm vào đâu so với hơn 1.000 tỷ USD của Google. Điều đó càng làm rõ thêm sự khác biệt trong chiến lược phát triển của hai ông lớn công nghệ.
Nhiều người dùng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của MapQuest. Phía công ty cho biết hiện MapQuest cho khoảng 30 triệu người dùng hàng tháng, một con số cực kỳ khiêm tốn so với hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng của Google Maps.
Một chuyên gia trong ngành nhận định: "AOL đáng lẽ đã tránh được số phận thảm hại cho MapQuest nếu các nhà điều hành của họ dành thời gian để tìm hiểu và đánh giá bối cảnh lịch sử của công ty bản đồ mình mua lại năm 1999. Với nền tảng thành công sẵn có, nếu có tầm nhìn rộng hơn, MapQuest có thể đã đạt hàng tỷ người dùng ở thời điểm hiện tại. Thế nhưng họ lại 'dâng' tất cả cho Google, thật đáng tiếc".
Thế nhưng, chỉ trong thời gian ngắn, từ chỗ là công ty công nghệ nổi tiếng nhất thế giới, MapQuest đã dần chìm vào quên lãng. Một trong những nguyên nhân chính là những người điều hành đã không xem xét bối cảnh lịch sử của công ty. Do đó, khi đưa ra quyết định về hướng phát triển, họ chỉ xem xét những gì có ý nghĩa nhất ở thời điểm đó thay vì nghĩ xa hơn về tương lai.
Trong một cuộc phỏng vấn, Chris Heivly, một trong những người sáng lập MapQuest đã chia sẻ câu chuyện của công ty "vang bóng một thời" này.
Chris Heivly.
Lịch sử phát triển
MapQuest ra đời tại Lancaster, Pennsylvania và được tách ra từ một công ty in ấn trị giá 6 tỷ USD. Năm 1994, một nhân viên giỏi nói rằng MapQuest sẽ trở nên phổ biến và họ cần tách ra để không bị kìm chế bởi công ty mẹ. Vì vậy, năm 1995, Chris cùng nhóm của mình tách khỏi đó và huy động vốn cho MapQuest.
Nói cách khác, MapQuest, một trong những "startup" Internet thành công đầu tiên trong lịch sử, không thực sự là một công ty khởi nghiệp mà là một phần của đế chế in ấn tỷ đô. Thời điểm MapQuest ra mắt, bản đồ đã trở thành phần quan trọng của xã hội đến mức các công ty công nghệ kiếm được lợi nhuận khổng lồ bằng cách tạo ra bản đồ để mọi người sử dụng.
Giao diện MapQuest.
Còn ở thời điểm hiện tại, gần như chẳng còn mấy ai sử dụng MapQuest nữa. Thay vào đó, chúng ta dùng GPS để điều hướng. Năm 2008, Google tung ứng dụng "Maps" dành cho iPhone, giúp hàng triệu người lần đầu tiên có thể truy cập rộng rãi điều hướng GPS.
Trong trường hợp của MapQuest, dịch vụ chỉ đường của họ là công nghệ chuyển đổi mà con người cần để chuyển từ điều hướng dựa trên bản đồ sang điều hướng GPS.
Đánh mất tầm nhìn và hàng chục triệu người dùng
Những người như Chris hiểu rằng máy tính sẽ thay đổi cách con người điều hướng và họ biết GPS sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hướng của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trước khi phát triển MapQuest mạnh hơn nữa và tiếp tục xây dựng tầm nhìn trên, năm 1999, các chủ sở hữu đã bán MapQuest cho AOL, công ty cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu.
AOL không hề quan tâm đến điều gì khác ngoài kiếm tiền. Thay vì nhìn ra bức tranh lịch sử lớn hơn, họ chỉ tập trung vào lợi nhuận. Chris chia sẻ: "Với lượng truy cập khổng lồ, MapQuest đối với AOL là một con gà đẻ trứng vàng không hơn không kém. Từng có lúc, nó trở thành đơn vị kinh doanh lớn thứ hai của AOL. Họ đã ngủ quên trên chiến thắng của MapQuest quá lâu".
Đối với AOL, đầu tư vào điều hướng thời gian thực qua GPS là việc làm vô nghĩa bởi nó sẽ làm giảm số lần truy cập vào trang và ăn mòn lợi nhuận ngắn hạn. Trong khi đó, với tầm nhìn rộng hơn, một gã khổng lồ công nghệ khác đã nhận ra tiềm năng của lĩnh vực này và quyết định "nhảy" vào. Công ty đó chính là Google.
Google Maps đã thành công với hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng trên toàn cầu.
Thời điểm hiện tại, giá trị thị trường của AOL đạt khoảng 200 tỷ USD nhưng con số đó không thấm vào đâu so với hơn 1.000 tỷ USD của Google. Điều đó càng làm rõ thêm sự khác biệt trong chiến lược phát triển của hai ông lớn công nghệ.
Nhiều người dùng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của MapQuest. Phía công ty cho biết hiện MapQuest cho khoảng 30 triệu người dùng hàng tháng, một con số cực kỳ khiêm tốn so với hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng của Google Maps.
Một chuyên gia trong ngành nhận định: "AOL đáng lẽ đã tránh được số phận thảm hại cho MapQuest nếu các nhà điều hành của họ dành thời gian để tìm hiểu và đánh giá bối cảnh lịch sử của công ty bản đồ mình mua lại năm 1999. Với nền tảng thành công sẵn có, nếu có tầm nhìn rộng hơn, MapQuest có thể đã đạt hàng tỷ người dùng ở thời điểm hiện tại. Thế nhưng họ lại 'dâng' tất cả cho Google, thật đáng tiếc".
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD