G
Genk tin-ict
Guest
Theo bảng xếp hạng hai lần mỗi năm của tổ chức TOP500, siêu máy tính Fugaku của Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu thế giới về tốc độ điện toán. Lần đầu tiên Fugaku giành danh hiệu này là vào tháng 6.
Siêu máy tính được đặt theo tên của núi Fuji, là kết quả của sự hợp tác giữa viện nghiên cứu Riken và công ty Fujitsu. Không chỉ có tốc độ nhanh nhất, Fugaku còn cho đối thủ “ngửi khói” ở 3 danh mục khác khi đo lường hiệu suất sử dụng trong công nghiệp, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn. Như vậy, Fugaku là siêu máy tính đầu tiên trên thế giới thống trị 4 danh mục trong hai kỳ xếp hạng liên tiếp.
Siêu máy tính Fugaku. Ảnh: Nikkei
Fugaku có thể thực hiện 442 nghìn triệu triệu phép toán mỗi giây, nhanh hơn khoảng 3 lần so với siêu máy tính Summit của Mỹ. Fugaku giúp thực hiện các mô phỏng mạnh mẽ dùng trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quân sự, công nghiệp. Ông Satoshi Matsuoka, Giám đốc trung tâm khoa học điện toán Riken, tin rằng Fugaku sẽ giải quyết được nhiều vấn đề xã hội hóc búa.
Vào tháng 5, Fugaku được chuyển đến Trung tâm Khoa học điện toán của Kiren tại Kobe, cùng địa điểm đặt siêu máy tính tiền nhiệm K đã ngừng hoạt động vào mùa hè năm ngoái. K là siêu máy tính đầu tiên của thế giới thực hiện được hơn 10 nghìn triệu triệu phép toán mỗi giây. Nó đứng đầu bảng xếp hạng vào tháng 6/2011 và giữ vị trí số 1 trong một năm.
Siêu máy tính được đặt theo tên của núi Fuji, là kết quả của sự hợp tác giữa viện nghiên cứu Riken và công ty Fujitsu. Không chỉ có tốc độ nhanh nhất, Fugaku còn cho đối thủ “ngửi khói” ở 3 danh mục khác khi đo lường hiệu suất sử dụng trong công nghiệp, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn. Như vậy, Fugaku là siêu máy tính đầu tiên trên thế giới thống trị 4 danh mục trong hai kỳ xếp hạng liên tiếp.
Siêu máy tính Fugaku. Ảnh: Nikkei
Fugaku có thể thực hiện 442 nghìn triệu triệu phép toán mỗi giây, nhanh hơn khoảng 3 lần so với siêu máy tính Summit của Mỹ. Fugaku giúp thực hiện các mô phỏng mạnh mẽ dùng trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quân sự, công nghiệp. Ông Satoshi Matsuoka, Giám đốc trung tâm khoa học điện toán Riken, tin rằng Fugaku sẽ giải quyết được nhiều vấn đề xã hội hóc búa.
Vào tháng 5, Fugaku được chuyển đến Trung tâm Khoa học điện toán của Kiren tại Kobe, cùng địa điểm đặt siêu máy tính tiền nhiệm K đã ngừng hoạt động vào mùa hè năm ngoái. K là siêu máy tính đầu tiên của thế giới thực hiện được hơn 10 nghìn triệu triệu phép toán mỗi giây. Nó đứng đầu bảng xếp hạng vào tháng 6/2011 và giữ vị trí số 1 trong một năm.
Theo Nikkei
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD