G
Genk tin-ict
Guest
Trang Bloomberg dẫn nguồn tin nội bộ tiết lộ, Samsung đang nghiên cứu và thảo luận về kế hoạch xây dựng một nhà máy ở Austin, Texas. Đây dự kiến sẽ là nơi sản xuất chip trên quy trình 3nm mới nhất.
Tất nhiên kế hoạch sơ bộ có thể thay đổi nhưng hiện tại, mục tiêu là bắt đầu xây dựng trong năm nay, bắt đầu lắp đặt dây chuyền từ năm 2022 và đi vào hoạt động từ năm 2023.
Ngoài ra số tiền chi cho đầu tư nhà máy có thể thay đổi nhưng kế hoạch ban đầu là khoảng 10 tỷ USD.
Samsung đang tận dụng các động thái kiềm chế Trung Quốc của chính phủ Mỹ và chính sách thu hút các hãng công nghệ lớn về đặt nhà máy tại Mỹ. Chính phủ Mỹ cho rằng, những nhà máy như vậy sẽ thúc đẩy sự phát triển của các công ty trong nước và hỗ trợ ngành công nghiệp và thiết kế chip của nước này.
Những rắc rối gần đây của Intel chỉ là một trong số nhỏ các ví dụ cho thấy nhiều công ty công nghệ của Mỹ đã và đang dần thụt lùi trước các đối thủ Châu Á như TSMC hay Samsung.
Nếu Samsung đi trước, hãng có thể tạo được đối trọng với TSMC. Hiện tại TSMC đang chuẩn bị xây dựng nhà máy chip trị giá 12 tỷ USD ở Arizona và bắt đầu vận hành vào năm 2024.
Greg Roh, phó chủ tịch cấp cao của HMC Securities chia sẻ: "Nếu Samsung thực sự muốn hiện thực hóa mục tiêu trở thành nhà sản xuất chip hàng đầu vào năm 2030, họ cần đầu tư lớn vào Mỹ để bắt kịp TSMC. Hãng TSMC có khả năng sẽ tiếp tục đạt được thành tựu mới trên quy trình 3nm tại nhà máy ở Arizona và Samsung cũng có thể làm như vậy".
Samsung đang cố gắng bắt kịp TSMC trong công nghệ đúc chip cho các tập đoàn trên thế giới. Điều này là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thiếu nguồn cung bán dẫn.
Hãng điện tử Hàn Quốc đang đặt mục tiêu trở thành hãng đi đầu trong ngành công nghiệp chip trị giá 400 tỷ USD. Samsung có kế hoạch chi khoảng 116 tỷ USD cho bộ phận đúc và thiết kế chip của hãng trong thập kỷ tới nhằm bắt kịp TSMC. Mục tiêu đầu tiên là phải kịp cung cấp chip 3nm ra thị trường vào năm 2022.
Samsung đã thống trị thị trường chip nhớ và đang cố gắng tăng cường sự hiện diện trên thị trường chip cho smartphone và máy tính. Hiện tại Samsung cũng là bên cung ứng cho cả Qualcomm và Nvidia. Những công ty này trước đây hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào dây chuyền của TSMC. Hãng điện tử Hàn Quốc hiện có hai nhà máy sản xuất chip trên quy trình EUV, một nhà máy ở Hwaseong, phía nam Seoul và một nhà máy khác ở Pyeongtaek.
Để hoàn tất thỏa thuận, Samsung sẽ cần thời gian để đàm phán ưu đãi với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Công ty đã thuê người vận động hành lang ở Washington D.C. thay cho thỏa thuận trực tiếp. Nguồn tin nội bộ cho biết, các khoản trợ cấp và ưu đãi thuế sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính cho Samsung nhưng ngay cả khi ưu đãi không lớn, Samsung vẫn sẽ kiên định với kế hoạch ban đầu.
Một số nhà phân tích đặt câu hỏi về khả năng Samsung có thể chiếm một phần đáng kể trên thị trường hiện do TSMC thống trị hay không. TSMC năm nay đã chi tới 28 tỷ USD cho hoạt động R&D, sản xuất để đảm bảo tiếp tục dẫn đầu về công nghệ và năng lực sản xuất.
Về phần mình, bộ phận bán dẫn của Samsung đã chi đầu tư 26 tỷ USD trong năm 2020. Nhưng phần lớn số đó chủ yếu hỗ trợ mảng kinh doanh bộ nhớ thay vì quy trình sản xuất chip tiên tiến thế hệ mới.
Chip xử lý rõ ràng phức tạp hơn nhiều và để mở rộng năng lực sản xuất cũng không phải là điều đơn giản. Ngoài ra nhiều khách hàng cũng yêu các giải pháp thiết kế riêng và điều này có thể tạo ra rào cản lớn đối với việc mở rộng dây chuyền và khiến Samsung phụ thuộc vào thiết kế của khách hàng.
Tất nhiên kế hoạch sơ bộ có thể thay đổi nhưng hiện tại, mục tiêu là bắt đầu xây dựng trong năm nay, bắt đầu lắp đặt dây chuyền từ năm 2022 và đi vào hoạt động từ năm 2023.
Ngoài ra số tiền chi cho đầu tư nhà máy có thể thay đổi nhưng kế hoạch ban đầu là khoảng 10 tỷ USD.
Samsung đang tận dụng các động thái kiềm chế Trung Quốc của chính phủ Mỹ và chính sách thu hút các hãng công nghệ lớn về đặt nhà máy tại Mỹ. Chính phủ Mỹ cho rằng, những nhà máy như vậy sẽ thúc đẩy sự phát triển của các công ty trong nước và hỗ trợ ngành công nghiệp và thiết kế chip của nước này.
Những rắc rối gần đây của Intel chỉ là một trong số nhỏ các ví dụ cho thấy nhiều công ty công nghệ của Mỹ đã và đang dần thụt lùi trước các đối thủ Châu Á như TSMC hay Samsung.
Nếu Samsung đi trước, hãng có thể tạo được đối trọng với TSMC. Hiện tại TSMC đang chuẩn bị xây dựng nhà máy chip trị giá 12 tỷ USD ở Arizona và bắt đầu vận hành vào năm 2024.
Greg Roh, phó chủ tịch cấp cao của HMC Securities chia sẻ: "Nếu Samsung thực sự muốn hiện thực hóa mục tiêu trở thành nhà sản xuất chip hàng đầu vào năm 2030, họ cần đầu tư lớn vào Mỹ để bắt kịp TSMC. Hãng TSMC có khả năng sẽ tiếp tục đạt được thành tựu mới trên quy trình 3nm tại nhà máy ở Arizona và Samsung cũng có thể làm như vậy".
Samsung đang cố gắng bắt kịp TSMC trong công nghệ đúc chip cho các tập đoàn trên thế giới. Điều này là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thiếu nguồn cung bán dẫn.
Hãng điện tử Hàn Quốc đang đặt mục tiêu trở thành hãng đi đầu trong ngành công nghiệp chip trị giá 400 tỷ USD. Samsung có kế hoạch chi khoảng 116 tỷ USD cho bộ phận đúc và thiết kế chip của hãng trong thập kỷ tới nhằm bắt kịp TSMC. Mục tiêu đầu tiên là phải kịp cung cấp chip 3nm ra thị trường vào năm 2022.
Samsung đã thống trị thị trường chip nhớ và đang cố gắng tăng cường sự hiện diện trên thị trường chip cho smartphone và máy tính. Hiện tại Samsung cũng là bên cung ứng cho cả Qualcomm và Nvidia. Những công ty này trước đây hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào dây chuyền của TSMC. Hãng điện tử Hàn Quốc hiện có hai nhà máy sản xuất chip trên quy trình EUV, một nhà máy ở Hwaseong, phía nam Seoul và một nhà máy khác ở Pyeongtaek.
Để hoàn tất thỏa thuận, Samsung sẽ cần thời gian để đàm phán ưu đãi với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Công ty đã thuê người vận động hành lang ở Washington D.C. thay cho thỏa thuận trực tiếp. Nguồn tin nội bộ cho biết, các khoản trợ cấp và ưu đãi thuế sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính cho Samsung nhưng ngay cả khi ưu đãi không lớn, Samsung vẫn sẽ kiên định với kế hoạch ban đầu.
Một số nhà phân tích đặt câu hỏi về khả năng Samsung có thể chiếm một phần đáng kể trên thị trường hiện do TSMC thống trị hay không. TSMC năm nay đã chi tới 28 tỷ USD cho hoạt động R&D, sản xuất để đảm bảo tiếp tục dẫn đầu về công nghệ và năng lực sản xuất.
Về phần mình, bộ phận bán dẫn của Samsung đã chi đầu tư 26 tỷ USD trong năm 2020. Nhưng phần lớn số đó chủ yếu hỗ trợ mảng kinh doanh bộ nhớ thay vì quy trình sản xuất chip tiên tiến thế hệ mới.
Chip xử lý rõ ràng phức tạp hơn nhiều và để mở rộng năng lực sản xuất cũng không phải là điều đơn giản. Ngoài ra nhiều khách hàng cũng yêu các giải pháp thiết kế riêng và điều này có thể tạo ra rào cản lớn đối với việc mở rộng dây chuyền và khiến Samsung phụ thuộc vào thiết kế của khách hàng.
Tham khảo Gizchina
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD