G
Genk tin-ict
Guest
Mặc dù Qualcomm hiện vẫn là một thế lực đáng gờm và là một trong những nhà sản xuất chip thống trị nhưng có vẻ những biến động lớn trong năm 2020 đã khiến mọi thứ bị đảo chiều. Qualcomm đã không còn là nhà sản xuất chip lớn nhất, trong khi hãng bán dẫn Đài Loan MediaTek bất ngờ vươn lên dẫn đầu thị trường chip trên toàn cầu.
Nói cách khác, MediaTek đã trở thành nhà sản xuất chip số một thế giới. Đây là dữ liệu tổng hợp và thống kê mới nhất từ công ty nghiên cứu toàn cầu Omdia chia sẻ với trang Digitimes.
Cụ thể MediaTek đã bán được không dưới 351,8 triệu con chip smartphone vào năm ngoái. Nhờ đó MediaTek chiếm tới 27,2% thị phần toàn thị trường, tăng mạnh từ mức 17,2% hồi năm 2019.
Không có gì ngạc nhiên khi sự bùng nổ về doanh số bán chip của MediaTek xảy ra đúng vào thời điểm nhu cầu chip tăng vọt vì các hãng cần tăng số lượng đơn hàng thiết bị điện tử để đáp ứng nhu cầu "ở nhà tránh dịch" của người dùng.
Đại dịch Covid-19 dường như đã làm thay đổi đáng kể cách làm việc, học tập và giải trí của mọi người trên thế giới trong suốt năm 2020. Cũng chính vì phải ở nhà nhiều nên nhu cầu giải trí, học tập tăng cao và nhu cầu mua thiết bị mới để đáp ứng công việc, giải trí cũng tăng theo.
Tuy doanh số bán các thiết bị điện tử mới tăng vọt nhưng nó cũng kéo theo một vấn đề khác là nguồn cung chip không kịp đáp ứng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến tình trạng khan hiếm nguồn cung chip xảy ra trong suốt năm 2020 và dự báo sẽ chỉ có thể kết thúc vào năm 2022.
Dữ liệu thống kê Q3/2020 cho thấy MediaTek đã vươn lên dẫn đầu thị trường chip
Không cần phải nói, thành tích ấn tượng của MediaTek chủ yếu nhờ doanh số bán hàng lớn và các vị "khách sộp", bao gồm cả các nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Ví dụ Xiaomi đã tăng 223% lượng đơn đặt hàng chip MediaTek so với năm 2019. Trong khi OPPO, khách hàng lớn thứ hai của MediaTek vào năm ngoái đã đặt mua và dùng chip MediaTek trên 55,3 triệu thiết bị.
Hãng phân tích Counterpoint tiết lộ thêm rằng, sự gia tăng đơn đặt hàng chip của MediaTek còn nhờ xu hướng tập trung vào dòng smartphone tầm trung, lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Huawei và mối quan hệ hợp tác với Samsung, Xiaomi và Honor.
Thị phần của chip MediaTek trong các sản phẩm của Xiaomi đã tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. MediaTek cũng đã tận dụng hiệu quả khoảng trống để lại do lệnh cấm của Mỹ nhắm vào Huawei khiến hãng công nghệ Trung Quốc không thể tiếp cận nguồn chip từ các đối tác Mỹ.
Các dòng chip giá rẻ của MediaTek kết hợp với dây chuyền chế tạo công suất lớn của TSMC đã góp phần đem tới nhiều lựa chọn hơn cho các OEM nhằm nhanh chóng lấp đầy khoảng trống để lại của Huawei. Trước đó, Huawei cũng đã mua một lượng lớn chip từ MediaTek trước khi lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực
Nói cách khác, MediaTek đã trở thành nhà sản xuất chip số một thế giới. Đây là dữ liệu tổng hợp và thống kê mới nhất từ công ty nghiên cứu toàn cầu Omdia chia sẻ với trang Digitimes.
Cụ thể MediaTek đã bán được không dưới 351,8 triệu con chip smartphone vào năm ngoái. Nhờ đó MediaTek chiếm tới 27,2% thị phần toàn thị trường, tăng mạnh từ mức 17,2% hồi năm 2019.
Không có gì ngạc nhiên khi sự bùng nổ về doanh số bán chip của MediaTek xảy ra đúng vào thời điểm nhu cầu chip tăng vọt vì các hãng cần tăng số lượng đơn hàng thiết bị điện tử để đáp ứng nhu cầu "ở nhà tránh dịch" của người dùng.
Đại dịch Covid-19 dường như đã làm thay đổi đáng kể cách làm việc, học tập và giải trí của mọi người trên thế giới trong suốt năm 2020. Cũng chính vì phải ở nhà nhiều nên nhu cầu giải trí, học tập tăng cao và nhu cầu mua thiết bị mới để đáp ứng công việc, giải trí cũng tăng theo.
Tuy doanh số bán các thiết bị điện tử mới tăng vọt nhưng nó cũng kéo theo một vấn đề khác là nguồn cung chip không kịp đáp ứng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến tình trạng khan hiếm nguồn cung chip xảy ra trong suốt năm 2020 và dự báo sẽ chỉ có thể kết thúc vào năm 2022.
Dữ liệu thống kê Q3/2020 cho thấy MediaTek đã vươn lên dẫn đầu thị trường chip
Không cần phải nói, thành tích ấn tượng của MediaTek chủ yếu nhờ doanh số bán hàng lớn và các vị "khách sộp", bao gồm cả các nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Ví dụ Xiaomi đã tăng 223% lượng đơn đặt hàng chip MediaTek so với năm 2019. Trong khi OPPO, khách hàng lớn thứ hai của MediaTek vào năm ngoái đã đặt mua và dùng chip MediaTek trên 55,3 triệu thiết bị.
Hãng phân tích Counterpoint tiết lộ thêm rằng, sự gia tăng đơn đặt hàng chip của MediaTek còn nhờ xu hướng tập trung vào dòng smartphone tầm trung, lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Huawei và mối quan hệ hợp tác với Samsung, Xiaomi và Honor.
Thị phần của chip MediaTek trong các sản phẩm của Xiaomi đã tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. MediaTek cũng đã tận dụng hiệu quả khoảng trống để lại do lệnh cấm của Mỹ nhắm vào Huawei khiến hãng công nghệ Trung Quốc không thể tiếp cận nguồn chip từ các đối tác Mỹ.
Các dòng chip giá rẻ của MediaTek kết hợp với dây chuyền chế tạo công suất lớn của TSMC đã góp phần đem tới nhiều lựa chọn hơn cho các OEM nhằm nhanh chóng lấp đầy khoảng trống để lại của Huawei. Trước đó, Huawei cũng đã mua một lượng lớn chip từ MediaTek trước khi lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực
Tham khảo Softpedia
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD