G
Genk tin-ict
Guest
NFT đang trở thành cứu cánh cho các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số khi nó xác thực tính độc bản mà người mua sở hữu. Nhưng giới công nghệ còn muốn nó đi xa hơn thế nữa khi xác thực cả tính độc bản cho phiên bản kỹ thuật số của các tác phẩm nghệ thuật truyền thống.
Trong tháng Ba vừa qua, Justin Sun, CEO của nền tảng tiền mã hóa Tron, tiết lộ rằng ông muốn thiết lập một quỹ đầu tư NFT dành cho việc mua lại các tác phẩm nghệ thuật cao cấp. Một trong những khoản đầu tư đầu tiên của quỹ này là mua lại các tác phẩm của Picasso và Warhol với mức giá 22 triệu USD để số hóa và sau đó đăng ký số hóa trên chuỗi blockchain thông qua quỹ mới được gọi là JUST NFT – một quá trình được gọi là token hóa.
Ông Justin Sun, CEO của nền tảng tiền mã hóa TRON
Trong bức thư mở gửi đến các cổ đông của công ty, Tron Foundation cho biết mục đích của quỹ này nhằm token hóa các tác phẩm của những nghệ sĩ NFT quốc tế cũng như các tác phẩm nghệ thuật truyền thống bằng công nghệ blockchain. "Quỹ JUST NFT được sinh ra nhằm xây dựng một cầu nối giữa các nghệ sĩ hàng đầu và blockchain cũng như để hỗ trợ sự tăng trưởng của các nghệ sĩ NFT mã hóa."
Việc token hóa các tác phẩm nghệ thuật truyền thống là quá trình phát hành một token kỹ thuật số đăng ký trên chuỗi blockchain đại diện cho tác phẩm thật ngoài đời. Quá trình chuyển đổi này cho phép các nhà đầu tư có thêm nhiều công cụ giao dịch linh hoạt hơn – khi các tài sản kỹ thuật số có thể được chia thành các phần nhỏ cho nhiều người cùng nắm giữ và sở hữu. Trong khi đó việc sở hữu cũng như giao dịch các phần chia này vẫn được nhúng trong blockchain, giúp chúng không thể thay đổi cũng như trở nên bảo mật hơn.
Hiện tại quỹ này đang nắm giữ số tác phẩm trị giá khoảng 30 triệu USD, và đang hướng tới mua thêm các tác phẩm có giá trong khoảng từ 1 triệu USD cho đến 10 triệu USD. Giới hạn này nhằm đảm bảo rằng quỹ sẽ tập trung vào các nghệ sĩ được thị trường đánh giá cao và có giá trị lâu dài. "Chúng tôi tin rằng lĩnh vực nghệ thuật cũng tuân theo tỷ lệ 80-20, rằng chỉ giá trị của những nghệ sĩ ở trên đỉnh chop của kim tự tháp mới có thể bền vững theo thời gian." Tuyên bố của ông Sun cho biết.
Tác phẩm Femme Nue Couchée au Collier của Picasso
Trong thông báo về quỹ của mình, ông Sun xác nhận rằng quỹ JUST NFT đã mua một bức vẽ của Picasso có tên Femme Nue Couchée au Collier (đức mẹ Marie-Thérèse) được hoàn thành vào năm 1932 với giá 20 triệu USD và một bức vẽ của Warhol có tên Three Self Portraits, hoàn thành năm 1986 với giá 2 triệu USD.
Các thương vụ này được công bố sau khi Sun cũng tiết lộ rằng mình chính là người đã mua hụt tác phẩm NFT của nghệ sĩ kỹ thuật số Beeple, vốn sau đó được bán với mức giá 69 triệu USD vào tháng Ba vừa qua.
Trong tháng Tư, ông Sun cũng thông báo trên mạng xã hội rằng mình đã mua lại một bộ sưu tập các tác phẩm NFT của Pak trong một buổi đấu giá trực tuyến của Sotheby và Nifty Gateway với tổng số tiền 17 triệu USD. Ngoài ra ông Sun cũng mua lại tác phẩm Ocean Front, một tác phẩm NFT khác của Beeple với mức giá 6 triệu USD vào ngày 23 tháng Ba và đây là một trong những tác phẩm đầu tiên được quỹ JUST NFT token hóa.
Trong tháng Ba vừa qua, Justin Sun, CEO của nền tảng tiền mã hóa Tron, tiết lộ rằng ông muốn thiết lập một quỹ đầu tư NFT dành cho việc mua lại các tác phẩm nghệ thuật cao cấp. Một trong những khoản đầu tư đầu tiên của quỹ này là mua lại các tác phẩm của Picasso và Warhol với mức giá 22 triệu USD để số hóa và sau đó đăng ký số hóa trên chuỗi blockchain thông qua quỹ mới được gọi là JUST NFT – một quá trình được gọi là token hóa.
Ông Justin Sun, CEO của nền tảng tiền mã hóa TRON
Trong bức thư mở gửi đến các cổ đông của công ty, Tron Foundation cho biết mục đích của quỹ này nhằm token hóa các tác phẩm của những nghệ sĩ NFT quốc tế cũng như các tác phẩm nghệ thuật truyền thống bằng công nghệ blockchain. "Quỹ JUST NFT được sinh ra nhằm xây dựng một cầu nối giữa các nghệ sĩ hàng đầu và blockchain cũng như để hỗ trợ sự tăng trưởng của các nghệ sĩ NFT mã hóa."
Việc token hóa các tác phẩm nghệ thuật truyền thống là quá trình phát hành một token kỹ thuật số đăng ký trên chuỗi blockchain đại diện cho tác phẩm thật ngoài đời. Quá trình chuyển đổi này cho phép các nhà đầu tư có thêm nhiều công cụ giao dịch linh hoạt hơn – khi các tài sản kỹ thuật số có thể được chia thành các phần nhỏ cho nhiều người cùng nắm giữ và sở hữu. Trong khi đó việc sở hữu cũng như giao dịch các phần chia này vẫn được nhúng trong blockchain, giúp chúng không thể thay đổi cũng như trở nên bảo mật hơn.
Hiện tại quỹ này đang nắm giữ số tác phẩm trị giá khoảng 30 triệu USD, và đang hướng tới mua thêm các tác phẩm có giá trong khoảng từ 1 triệu USD cho đến 10 triệu USD. Giới hạn này nhằm đảm bảo rằng quỹ sẽ tập trung vào các nghệ sĩ được thị trường đánh giá cao và có giá trị lâu dài. "Chúng tôi tin rằng lĩnh vực nghệ thuật cũng tuân theo tỷ lệ 80-20, rằng chỉ giá trị của những nghệ sĩ ở trên đỉnh chop của kim tự tháp mới có thể bền vững theo thời gian." Tuyên bố của ông Sun cho biết.
Tác phẩm Femme Nue Couchée au Collier của Picasso
Trong thông báo về quỹ của mình, ông Sun xác nhận rằng quỹ JUST NFT đã mua một bức vẽ của Picasso có tên Femme Nue Couchée au Collier (đức mẹ Marie-Thérèse) được hoàn thành vào năm 1932 với giá 20 triệu USD và một bức vẽ của Warhol có tên Three Self Portraits, hoàn thành năm 1986 với giá 2 triệu USD.
Các thương vụ này được công bố sau khi Sun cũng tiết lộ rằng mình chính là người đã mua hụt tác phẩm NFT của nghệ sĩ kỹ thuật số Beeple, vốn sau đó được bán với mức giá 69 triệu USD vào tháng Ba vừa qua.
Trong tháng Tư, ông Sun cũng thông báo trên mạng xã hội rằng mình đã mua lại một bộ sưu tập các tác phẩm NFT của Pak trong một buổi đấu giá trực tuyến của Sotheby và Nifty Gateway với tổng số tiền 17 triệu USD. Ngoài ra ông Sun cũng mua lại tác phẩm Ocean Front, một tác phẩm NFT khác của Beeple với mức giá 6 triệu USD vào ngày 23 tháng Ba và đây là một trong những tác phẩm đầu tiên được quỹ JUST NFT token hóa.
Tham khảo ArtNews
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD