G
Genk tin-ict
Guest
Nikkei Asia đưa tin, Panasonic đã sẵn sàng gia công sản xuất TV cho đối thủ Trung Quốc TCL - nhà sản xuất TV lớn thứ ba thế giới. Đây là động thái mới nhất của Panasonic nhằm cắt giảm chi phí trong lĩnh vực sản xuất TV - nơi mà dấu ấn thương hiệu của họ đã trở nên mờ nhạt. Theo Nikkei, Panasonic và TCL đang đàm phán về phạm vi của hợp đồng sản xuất. Panasonic đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận ngay trong tháng tới.
Panasonic, cũng như nhiều thương hiệu hàng đầu khác của Nhật Bản, đang rút lui hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất TV. Đây từng là lĩnh vực cạnh tranh chủ lực của ngành công nghiệp điện tử nước này.
Panasonic sẽ tiếp tục sản xuất TV cao cấp mang thương hiệu của riêng họ, nhưng chủ yếu để bán tại thị trường Nhật Bản. Panasonic sẽ xem xét việc hợp nhất hoặc thu hẹp các địa điểm sản xuất ở Nhật Bản và nước ngoài.
Việc sản xuất TV sẽ kết thúc trong năm tài chính này, tại các nhà máy ở Ấn Độ và Việt Nam, theo Nikkei Asia. Việc phát triển TV dòng bình dân, vốn có tỷ suất lợi nhuận thấp, cũng sẽ được tập đoàn này thuê ngoài để cắt giảm chi phí.
Panasonic cho biết vào năm 2019, rằng họ sẽ tìm cách hợp tác với các công ty khác trong việc sản xuất TV như một cách để cắt giảm chi phí. Sau khi xem xét nhiều nhà sản xuất TV lớn, Panasonic lựa chọn TCL.
Panasonic từng nắm giữ trên 10% thị phần TV toàn cầu, nhưng thị phần đã giảm với sự xuất hiện của các đối thủ Trung Quốc có giá rẻ hơn. Panasonic rút khỏi TV plasma, sau đó rút khỏi hoạt động sản xuất ở Mỹ và Trung Quốc. Theo công ty nghiên cứu Omdia của Anh, công ty này chiếm 1,8% thị phần vào năm ngoái, xếp ở vị trí thứ 12.
TV ước tính chỉ chiếm chưa đến 10% tổng doanh thu của Panasonic. Mảng này có khả năng đã thu được lợi nhuận trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3, nhờ thị trường nội địa phát triển mạnh mẽ, nhưng công ty nhận thấy rất ít cơ hội thu nhập ổn định và dài hạn từ TV.
Các đối thủ Nhật Bản của Panasonic cũng đã trải qua những cuộc tái cơ cấu tương tự. Hitachi đã chấm dứt hoạt động sản xuất TV của mình vào năm 2012 và ngừng bán TV mang thương hiệu của mình hoàn toàn vào năm 2018. Cùng năm đó, Toshiba đã bán hết dây chuyền TV của mình cho Tập đoàn Hisense của Trung Quốc.
Trong khi đó, Sony đã đưa hoạt động kinh doanh TV của mình vào ổn định bằng cách cắt giảm các kênh bán hàng và dòng sản phẩm của mình.
Panasonic đã và đang thoái vốn các hoạt động thua lỗ. Công ty này đã bán mảng kinh doanh bán dẫn cho Nuvoton Technology của Đài Loan và quyết định rút khỏi lĩnh vực sản xuất màn hình tinh thể lỏng và pin mặt trời.
Một giám đốc điều hành của Panasonic cho biết: "Chúng tôi đang trên đường hoàn thành cải cách cơ cấu của các hoạt động kinh doanh thua lỗ lớn".
Panasonic, cũng như nhiều thương hiệu hàng đầu khác của Nhật Bản, đang rút lui hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất TV. Đây từng là lĩnh vực cạnh tranh chủ lực của ngành công nghiệp điện tử nước này.
Panasonic sẽ tiếp tục sản xuất TV cao cấp mang thương hiệu của riêng họ, nhưng chủ yếu để bán tại thị trường Nhật Bản. Panasonic sẽ xem xét việc hợp nhất hoặc thu hẹp các địa điểm sản xuất ở Nhật Bản và nước ngoài.
Việc sản xuất TV sẽ kết thúc trong năm tài chính này, tại các nhà máy ở Ấn Độ và Việt Nam, theo Nikkei Asia. Việc phát triển TV dòng bình dân, vốn có tỷ suất lợi nhuận thấp, cũng sẽ được tập đoàn này thuê ngoài để cắt giảm chi phí.
Panasonic cho biết vào năm 2019, rằng họ sẽ tìm cách hợp tác với các công ty khác trong việc sản xuất TV như một cách để cắt giảm chi phí. Sau khi xem xét nhiều nhà sản xuất TV lớn, Panasonic lựa chọn TCL.
Panasonic từng nắm giữ trên 10% thị phần TV toàn cầu, nhưng thị phần đã giảm với sự xuất hiện của các đối thủ Trung Quốc có giá rẻ hơn. Panasonic rút khỏi TV plasma, sau đó rút khỏi hoạt động sản xuất ở Mỹ và Trung Quốc. Theo công ty nghiên cứu Omdia của Anh, công ty này chiếm 1,8% thị phần vào năm ngoái, xếp ở vị trí thứ 12.
TV ước tính chỉ chiếm chưa đến 10% tổng doanh thu của Panasonic. Mảng này có khả năng đã thu được lợi nhuận trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3, nhờ thị trường nội địa phát triển mạnh mẽ, nhưng công ty nhận thấy rất ít cơ hội thu nhập ổn định và dài hạn từ TV.
Các đối thủ Nhật Bản của Panasonic cũng đã trải qua những cuộc tái cơ cấu tương tự. Hitachi đã chấm dứt hoạt động sản xuất TV của mình vào năm 2012 và ngừng bán TV mang thương hiệu của mình hoàn toàn vào năm 2018. Cùng năm đó, Toshiba đã bán hết dây chuyền TV của mình cho Tập đoàn Hisense của Trung Quốc.
Trong khi đó, Sony đã đưa hoạt động kinh doanh TV của mình vào ổn định bằng cách cắt giảm các kênh bán hàng và dòng sản phẩm của mình.
Panasonic đã và đang thoái vốn các hoạt động thua lỗ. Công ty này đã bán mảng kinh doanh bán dẫn cho Nuvoton Technology của Đài Loan và quyết định rút khỏi lĩnh vực sản xuất màn hình tinh thể lỏng và pin mặt trời.
Một giám đốc điều hành của Panasonic cho biết: "Chúng tôi đang trên đường hoàn thành cải cách cơ cấu của các hoạt động kinh doanh thua lỗ lớn".
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD