G
Genk tin-ict
Guest
Chương trình vui chơi có thưởng Lắc Xì MoMo năm 2021 đã chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên đến 300 tỷ đồng. So với các mùa trước, Lắc Xì năm nay được hy vọng là sẽ mang đến nhiều điều thú vị hơn, vừa mang tính giải trí vừa gắn liền với giá trị văn hóa của dân tộc. Bởi thế, trong thời gian gần đây, đi đến đâu chúng ta cũng đều thấy sức nóng của Lắc Xì MoMo ngày càng lan tỏa.
Buồn thay, trái ngược với kỳ vọng của nhà phát hành, đằng sau trò chơi lành mạnh vẫn luôn có những sâu mọt hòng tìm cách lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người chơi khác.
Lợi dụng làm nhiệm vụ để ăn chặn "1k"
Trong số các mùa của Lắc Xì MoMo, nhiệm vụ Gửi lì xì/ Chuyển tiền là cách người chơi kiếm về cho mình nhiều lượt lắc mới nhất. Nội dung nhiệm vụ cũng khá đơn giản, chỉ cần chuyển số tiền 1.000 đồng, người chơi sẽ có 3 lượt lắc và 1 ngày có tối đa chuyển 20 lần tiền. Ngoài ra, họ cũng có thể nhận về số lượt lắc lì xì tương tự nhờ nhiệm vụ Đòi lì xì thành công. Chính vì vậy, hàng loạt các hội nhóm trên mạng xã hội được sinh ra nhằm giúp đỡ nhau và cùng mang về những lượt lắc may rủi.
Các hội nhóm trên Facebook được lập ra để lì xì chéo nhau (Ảnh: Chụp màn hình)
Cứ sang ngày mới, khi nhiệm vụ được làm mới thì tần suất các bài viết cho nhau số điện thoại ngày càng tăng. Nhân lúc số lượng bình luận đông và chủ bài viết loay hoay thực hiện thao tác, những kẻ lừa đảo dường như tỉnh giấc, sẵn sàng tung số điện thoại của chúng lên đòi lì xì "chéo" 1.000 đồng, nhưng sau đó thì "im hơi lặng tiếng". Nhiều người chơi tổng kết lại mà thấy vơi đi vài chục nghìn đồng cũng là lẽ đương nhiên, bởi vì những kẻ lừa đảo nào có "chéo" lại cho mình đâu.
Bước sang ngày mới, cư dân mạng lại sục sôi đi lì xì cho nhau trên mạng xã hội (Ảnh: Chụp màn hình)
Mặc dù, 1.000 đồng có thể không nhiều, nhưng nó lại gây tâm trạng ức chế cho người chơi, do thủ đoạn "tích tiểu thành đại" của các scammer "vặt" chính hiệu. Ước tính, nếu chúng lừa thành công những người chơi chân chính từ các hội nhóm khác nhau, thì đó không còn là câu chuyện "1k" nữa mà có thể là vài triệu đồng trong 1 ngày.
Giả vờ mua item, nhưng hóa ra cũng chỉ là lừa đảo
Đáng tiếc cho những bạn nào đã gặp phải thành phần đi lừa vặt "1k". Vậy thì cũng hãy cảnh giác tiếp những trường hợp mua ngọc, mua mảnh lì xì.
Cụ thể, giá trị phần thưởng khi người chơi hoàn thành nhiệm vụ thu thập 8 viên ngọc trong năm nay là 3 giải rất có giá trị: 1 tỷ, 3 tỷ và 8 tỷ đồng (số tiền đó sẽ chia đều cho mỗi người chơi, phụ thuộc vào việc họ theo lựa chọn nào). Đáng nói là 3 viên ngọc Phúc, Lộc và Thọ đều là những viên ngọc hiểm có giá cao trên thị trường.
Nhiệm vụ thu thập ngọc (Ảnh: MoMo)
Nhiều người chơi nhận định, thà bỏ ra vài đồng để mua ngọc rồi chờ chia giải thưởng lớn nhất, kiểu gì cũng sẽ lãi. Nên họ tìm đến những lời mời gọi hấp dẫn với giá rẻ. Kẻ lừa đảo sẽ đánh vào tâm lý đó để vào vai người bán ngọc, yêu cầu người chơi chuyển tiền trước. Sau khi tiền được chuyển vào ví, chúng ngay lập tức chặn cuộc hội thoại và cao chạy xa bay, bỏ mặc nạn nhân ngẩn ngơ đăng bài lên nhóm để cảnh báo cho người khác tránh gặp phải sai lầm tương tự.
Nhiều người bị lừa vì mua ngọc hiếm (Ảnh: Internet)
Ngoài giải thưởng chia đều ra, Lắc Xì MoMo còn kết hợp với các hãng lớn như FPT Shop đem tới cộng đồng những món quà mà ai cũng khao khát: iPhone 12 , Apple Watch, MacBook... Tất cả những món đồ này đều được chia làm 4 mảnh và người chơi phải lắc lì xì tìm ra chúng. Trong đó, những mảnh ghép thứ 4 luôn được xem là cực phẩm và nếu ai sở hữu được thì coi như là 90% trúng giải.
Sau đó là những mảnh ghép hiếm của iPhone 12 (Ảnh: Internet)
Ấy thế mà, không ít người chỉ vì ham mảnh ghép iPhone 12 cuối cùng. Mặc cho kẻ bán rao với mức giá trên trời, nhưng vì độ cực hiếm và mong muốn thắng giải iPhone 12, nên họ cắn răng giao dịch để rồi mất đi vài triệu đồng tiêu Tết cũng là chuyện hết sức bình thường. Một phần do kẻ lừa đảo sử dụng những chiêu trò thủ đoạn photoshop hình ảnh quá tinh vi để dụ con mồi, khiến họ mất cảnh giác.
Người dùng bị lừa khi mua mảnh ghép cuối cùng của iPhone 12 (Ảnh: Internet)
Từ vài chục nghìn đồng cho đến "bốc hơi" tài khoản
Ngoài ra, nhiều người chơi Lắc Xì MoMo cũng phản ánh rằng, họ bị trừ hết sạch tiền trong tài khoản vì ham bán voucher thanh toán điện, nước, Internet, siêu thị, vé máy bay...
Cụ thể, chúng sẽ dụ con mồi rằng, mình đang thu mua số lượng lớn voucher mà chủ nhân tài khoản không sử dụng đến với giá tốt. Những kẻ gian này sẽ yêu cầu đăng nhập vào ví để tự thanh toán (do MoMo không cho phép chuyển voucher sang tài khoản khác). Khi chúng đăng nhập thành công vào tài khoản của bạn và cũng là lúc chúng rút cạn tiền trong tài khoản MoMo lẫn thẻ ngân hàng liên kết (trong trường hợp người chủ chưa kịp hủy liên kết thẻ).
Tất nhiên vẫn còn rất nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhằm đánh cắp sạch tiền của nạn nhân.
Những kẻ lừa đảo lợi dụng vào tài khoản của người bán để vét sạch tiền (Ảnh: Internet)
Những câu chuyện vừa bị lừa vừa mang bực vào người được các thành viên trong nhóm Lắc Xì MoMo trao đổi rất sôi nổi, chủ yếu là cư dân bày tỏ sự phẫn nộ và lên án những hành vi trái đạo đức như trên. Hàng ngày, admin các nhóm này cũng thường xuyên đăng bài viết cảnh báo hội viên, chớ ham rẻ để vô tình trở thành miếng mồi ngon cho những kẻ lừa đảo. Khi rơi vào trường hợp trên, ngay cả cơ quan chức năng cũng khó mà truy cứu trách nhiệm và tìm ra hành vi lừa đảo, do chúng thường xuyên sử dụng những tài khoản Facebook bị hack hoặc giả mạo.
Qua bài viết này, chúng mình muốn cảnh báo những bạn đang tham gia trò chơi Lắc Xì MoMo thì hãy nâng cao cảnh giác. Rất có thể, chưa kịp nhận được vài tỷ của nhà phát hành, thì đã mất tiền tiêu Tết là buồn lắm đấy!
Nguồn: Tổng hợp
Buồn thay, trái ngược với kỳ vọng của nhà phát hành, đằng sau trò chơi lành mạnh vẫn luôn có những sâu mọt hòng tìm cách lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người chơi khác.
Lợi dụng làm nhiệm vụ để ăn chặn "1k"
Trong số các mùa của Lắc Xì MoMo, nhiệm vụ Gửi lì xì/ Chuyển tiền là cách người chơi kiếm về cho mình nhiều lượt lắc mới nhất. Nội dung nhiệm vụ cũng khá đơn giản, chỉ cần chuyển số tiền 1.000 đồng, người chơi sẽ có 3 lượt lắc và 1 ngày có tối đa chuyển 20 lần tiền. Ngoài ra, họ cũng có thể nhận về số lượt lắc lì xì tương tự nhờ nhiệm vụ Đòi lì xì thành công. Chính vì vậy, hàng loạt các hội nhóm trên mạng xã hội được sinh ra nhằm giúp đỡ nhau và cùng mang về những lượt lắc may rủi.
Các hội nhóm trên Facebook được lập ra để lì xì chéo nhau (Ảnh: Chụp màn hình)
Cứ sang ngày mới, khi nhiệm vụ được làm mới thì tần suất các bài viết cho nhau số điện thoại ngày càng tăng. Nhân lúc số lượng bình luận đông và chủ bài viết loay hoay thực hiện thao tác, những kẻ lừa đảo dường như tỉnh giấc, sẵn sàng tung số điện thoại của chúng lên đòi lì xì "chéo" 1.000 đồng, nhưng sau đó thì "im hơi lặng tiếng". Nhiều người chơi tổng kết lại mà thấy vơi đi vài chục nghìn đồng cũng là lẽ đương nhiên, bởi vì những kẻ lừa đảo nào có "chéo" lại cho mình đâu.
Bước sang ngày mới, cư dân mạng lại sục sôi đi lì xì cho nhau trên mạng xã hội (Ảnh: Chụp màn hình)
Mặc dù, 1.000 đồng có thể không nhiều, nhưng nó lại gây tâm trạng ức chế cho người chơi, do thủ đoạn "tích tiểu thành đại" của các scammer "vặt" chính hiệu. Ước tính, nếu chúng lừa thành công những người chơi chân chính từ các hội nhóm khác nhau, thì đó không còn là câu chuyện "1k" nữa mà có thể là vài triệu đồng trong 1 ngày.
Giả vờ mua item, nhưng hóa ra cũng chỉ là lừa đảo
Đáng tiếc cho những bạn nào đã gặp phải thành phần đi lừa vặt "1k". Vậy thì cũng hãy cảnh giác tiếp những trường hợp mua ngọc, mua mảnh lì xì.
Cụ thể, giá trị phần thưởng khi người chơi hoàn thành nhiệm vụ thu thập 8 viên ngọc trong năm nay là 3 giải rất có giá trị: 1 tỷ, 3 tỷ và 8 tỷ đồng (số tiền đó sẽ chia đều cho mỗi người chơi, phụ thuộc vào việc họ theo lựa chọn nào). Đáng nói là 3 viên ngọc Phúc, Lộc và Thọ đều là những viên ngọc hiểm có giá cao trên thị trường.
Nhiệm vụ thu thập ngọc (Ảnh: MoMo)
Nhiều người chơi nhận định, thà bỏ ra vài đồng để mua ngọc rồi chờ chia giải thưởng lớn nhất, kiểu gì cũng sẽ lãi. Nên họ tìm đến những lời mời gọi hấp dẫn với giá rẻ. Kẻ lừa đảo sẽ đánh vào tâm lý đó để vào vai người bán ngọc, yêu cầu người chơi chuyển tiền trước. Sau khi tiền được chuyển vào ví, chúng ngay lập tức chặn cuộc hội thoại và cao chạy xa bay, bỏ mặc nạn nhân ngẩn ngơ đăng bài lên nhóm để cảnh báo cho người khác tránh gặp phải sai lầm tương tự.
Nhiều người bị lừa vì mua ngọc hiếm (Ảnh: Internet)
Ngoài giải thưởng chia đều ra, Lắc Xì MoMo còn kết hợp với các hãng lớn như FPT Shop đem tới cộng đồng những món quà mà ai cũng khao khát: iPhone 12 , Apple Watch, MacBook... Tất cả những món đồ này đều được chia làm 4 mảnh và người chơi phải lắc lì xì tìm ra chúng. Trong đó, những mảnh ghép thứ 4 luôn được xem là cực phẩm và nếu ai sở hữu được thì coi như là 90% trúng giải.
Sau đó là những mảnh ghép hiếm của iPhone 12 (Ảnh: Internet)
Ấy thế mà, không ít người chỉ vì ham mảnh ghép iPhone 12 cuối cùng. Mặc cho kẻ bán rao với mức giá trên trời, nhưng vì độ cực hiếm và mong muốn thắng giải iPhone 12, nên họ cắn răng giao dịch để rồi mất đi vài triệu đồng tiêu Tết cũng là chuyện hết sức bình thường. Một phần do kẻ lừa đảo sử dụng những chiêu trò thủ đoạn photoshop hình ảnh quá tinh vi để dụ con mồi, khiến họ mất cảnh giác.
Người dùng bị lừa khi mua mảnh ghép cuối cùng của iPhone 12 (Ảnh: Internet)
Từ vài chục nghìn đồng cho đến "bốc hơi" tài khoản
Ngoài ra, nhiều người chơi Lắc Xì MoMo cũng phản ánh rằng, họ bị trừ hết sạch tiền trong tài khoản vì ham bán voucher thanh toán điện, nước, Internet, siêu thị, vé máy bay...
Cụ thể, chúng sẽ dụ con mồi rằng, mình đang thu mua số lượng lớn voucher mà chủ nhân tài khoản không sử dụng đến với giá tốt. Những kẻ gian này sẽ yêu cầu đăng nhập vào ví để tự thanh toán (do MoMo không cho phép chuyển voucher sang tài khoản khác). Khi chúng đăng nhập thành công vào tài khoản của bạn và cũng là lúc chúng rút cạn tiền trong tài khoản MoMo lẫn thẻ ngân hàng liên kết (trong trường hợp người chủ chưa kịp hủy liên kết thẻ).
Tất nhiên vẫn còn rất nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhằm đánh cắp sạch tiền của nạn nhân.
Những kẻ lừa đảo lợi dụng vào tài khoản của người bán để vét sạch tiền (Ảnh: Internet)
Những câu chuyện vừa bị lừa vừa mang bực vào người được các thành viên trong nhóm Lắc Xì MoMo trao đổi rất sôi nổi, chủ yếu là cư dân bày tỏ sự phẫn nộ và lên án những hành vi trái đạo đức như trên. Hàng ngày, admin các nhóm này cũng thường xuyên đăng bài viết cảnh báo hội viên, chớ ham rẻ để vô tình trở thành miếng mồi ngon cho những kẻ lừa đảo. Khi rơi vào trường hợp trên, ngay cả cơ quan chức năng cũng khó mà truy cứu trách nhiệm và tìm ra hành vi lừa đảo, do chúng thường xuyên sử dụng những tài khoản Facebook bị hack hoặc giả mạo.
Qua bài viết này, chúng mình muốn cảnh báo những bạn đang tham gia trò chơi Lắc Xì MoMo thì hãy nâng cao cảnh giác. Rất có thể, chưa kịp nhận được vài tỷ của nhà phát hành, thì đã mất tiền tiêu Tết là buồn lắm đấy!
Nguồn: Tổng hợp
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD