G
Genk tin-ict
Guest
Liệu có một loại màn hình smartphone nào trong tương lai có độ cứng sánh ngang được với kim cương?
Gorilla Glass, một loại kính chuyên dụng do Corning sản xuất có thể được tìm thấy trên hầu hết các mẫu smartphone hiện nay. Trong những năm qua, Corning đã cải tiến không ngừng các sản phẩm kính cường lực và hiện đã phát triển tới thế hệ thứ bảy với tên gọi Gorilla Glass Victus. Mặc dù nó tốt hơn so với hầu hết các sản phẩm tiền nhiệm nhưng có vẻ Apple và các nhà sản xuất smartphone khác đang tìm cách làm cho kính Gorilla Glass bền hơn nữa bằng cách sử dụng lớp phủ carbon (DLC) giống kim cương.
Nhà phân tích Robert Castellano đến từ cộng đồng đầu tư lớn nhất thế giới Seeking Alpha trích dẫn một nghiên cứu từ SquareTrade cho biết, người Mỹ đã bỏ đi hơn 50 triệu màn hình smartphone trong năm 2017 và chi số tiền lên tới 3,4 tỷ USD để sửa chữa màn hình. Chi phí sửa chữa dao động từ 170 USD đến lên đến 329 USD.
Ngoài ra, người dân Mỹ đã chi tới 14 tỷ USD để sửa chữa màn hình smartphone từ năm 2007 đến năm 2017. Một cuộc khảo sát thậm chí còn tiết lộ rằng, người dùng iPhone có nguy cơ làm hỏng thiết bị của họ cao gấp 6 lần so với việc bị mất hoặc bị đánh cắp.
Đây là lý do tại sao Apple và các công ty smartphone đang tìm kiếm một giải pháp màn hình khác bền vững hơn. Màn hình này sẽ sử dụng lớp phủ carbon giống như kim cương trên Gorilla Glass. Lớp phủ này với các đặc tính độ ma sát thấp, độ cứng cao và chống ăn mòn cao sẽ góp phần cải thiện độ bền của kính Gorilla Glass hoặc bất kỳ loại kính aluminosilicate nào.
Lớp phủ DLC cũng có các đặc tính khác như dẫn nhiệt và điện trở suất. Do đó, chúng có thể được sử dụng làm lớp phủ bảo vệ không chỉ trên màn hình mà còn trên các cảm biến và chất bán dẫn linh hoạt.
Hiện tại, đã có ba công ty phát triển hệ thống phủ kính thông thường, kính Corning Gorilla Glass và các loại kính aluminosilicate với lớp phủ carbon giống kim cương. Hai trong số đó là Intevac, một công ty đại chúng và Denton Vacuum, một công ty có kinh nghiệm 50 năm trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị thương nghiệp.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, lớp phủ này được cho sẽ làm tăng chi phí sản xuất. Nhưng bù lại nó sẽ không làm tăng quá nhiều chi phí tổng thể của một chiếc smartphone vì phần nào giá trị của lớp phủ này sẽ khiến người dùng cảm thấy hài lòng và sẵn sàng chi mạnh tay hơn.
Gorilla Glass, một loại kính chuyên dụng do Corning sản xuất có thể được tìm thấy trên hầu hết các mẫu smartphone hiện nay. Trong những năm qua, Corning đã cải tiến không ngừng các sản phẩm kính cường lực và hiện đã phát triển tới thế hệ thứ bảy với tên gọi Gorilla Glass Victus. Mặc dù nó tốt hơn so với hầu hết các sản phẩm tiền nhiệm nhưng có vẻ Apple và các nhà sản xuất smartphone khác đang tìm cách làm cho kính Gorilla Glass bền hơn nữa bằng cách sử dụng lớp phủ carbon (DLC) giống kim cương.
Nhà phân tích Robert Castellano đến từ cộng đồng đầu tư lớn nhất thế giới Seeking Alpha trích dẫn một nghiên cứu từ SquareTrade cho biết, người Mỹ đã bỏ đi hơn 50 triệu màn hình smartphone trong năm 2017 và chi số tiền lên tới 3,4 tỷ USD để sửa chữa màn hình. Chi phí sửa chữa dao động từ 170 USD đến lên đến 329 USD.
Ngoài ra, người dân Mỹ đã chi tới 14 tỷ USD để sửa chữa màn hình smartphone từ năm 2007 đến năm 2017. Một cuộc khảo sát thậm chí còn tiết lộ rằng, người dùng iPhone có nguy cơ làm hỏng thiết bị của họ cao gấp 6 lần so với việc bị mất hoặc bị đánh cắp.
Đây là lý do tại sao Apple và các công ty smartphone đang tìm kiếm một giải pháp màn hình khác bền vững hơn. Màn hình này sẽ sử dụng lớp phủ carbon giống như kim cương trên Gorilla Glass. Lớp phủ này với các đặc tính độ ma sát thấp, độ cứng cao và chống ăn mòn cao sẽ góp phần cải thiện độ bền của kính Gorilla Glass hoặc bất kỳ loại kính aluminosilicate nào.
Lớp phủ DLC cũng có các đặc tính khác như dẫn nhiệt và điện trở suất. Do đó, chúng có thể được sử dụng làm lớp phủ bảo vệ không chỉ trên màn hình mà còn trên các cảm biến và chất bán dẫn linh hoạt.
Hiện tại, đã có ba công ty phát triển hệ thống phủ kính thông thường, kính Corning Gorilla Glass và các loại kính aluminosilicate với lớp phủ carbon giống kim cương. Hai trong số đó là Intevac, một công ty đại chúng và Denton Vacuum, một công ty có kinh nghiệm 50 năm trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị thương nghiệp.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, lớp phủ này được cho sẽ làm tăng chi phí sản xuất. Nhưng bù lại nó sẽ không làm tăng quá nhiều chi phí tổng thể của một chiếc smartphone vì phần nào giá trị của lớp phủ này sẽ khiến người dùng cảm thấy hài lòng và sẵn sàng chi mạnh tay hơn.
Tham khảo Gizmochina
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD