G
Genk tin-ict
Guest
Những người thừa kế tỷ phú của đế chế Samsung đang vạch ra kế hoạch dài hạn để trả một trong những hóa đơn thuế thừa kế lớn nhất trong lịch sử: Hơn 12 nghìn tỷ won (11 tỷ USD). Tờ Bloomberg nhận định, quá trình này sẽ mất nhiều năm.
Gia đình của ông Lee Kun-hee – người vừa qua đời vào năm ngoái đã tiết lộ con số khổng lồ của hóa đơn thuế thừa kế này đi kèm với đó là ý định hiến tặng 1 nghìn tỷ won cho các trang thiết bị y tế và gần 23.000 tác phẩm nghệ thuật. Luật Hàn Quốc cho phép người được thừa kế trả tiền thuế thừa kế trong giai đoạn 5 năm.
"Trả thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của chúng tôi", thông báo của gia tộc Lee nói.
Câu chuyện thừa kế tại công ty lớn nhất Hàn Quốc đã gây chú ý trong nhiều năm nay kể từ khi Lee Kun-hee – ông chủ gia đình và cũng là nhà lãnh đạo lâu năm tại Samsung Electronics trải qua cơn đau tim vào năm 2014.
Khi qua đời vào năm ngoái, ông Lee đã để lại khối tài sản 21 tỷ USD với một lượng lớn cổ phần tại 4 chi nhánh của Samsung. Trong đó có 4,2% cổ phần ở chi nhánh Samsung Electronics, 1 bộ sưu tập nghệ thuật trị giá 3 nghìn tỷ won và nhiều bất động sản.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có mức thuế thừa kế cao nhất thế giới, lên tới 50% nếu vượt quá 3 tỷ won. Người dân tiếp tục bị đánh thêm 20% thuế nếu đó là chuyển giao cổ phần thuộc cổ đông lớn nhất. Trong khi đó, mức thuế thừa kế trung bình ở những quốc gia thuộc OECD chỉ là 15%.
Hóa đơn thuế của ông Lee là một trong những mức cao nhất ở nước này và trên toàn cầu, tương đương với 3 - 4 lần tổng doanh thu thuế bất động sản của cả Hàn Quốc vào năm ngoái.
Luật Hàn Quốc cho phép người nộp thuế thành 6 lần trong 5 năm. Đó là cách chủ tịch LG Koo Kwang-mo và các chị em gái của ông trả khoản thuế hơn 900 tỷ won.
Gia tộc họ Lee cũng sẽ hiến tặng hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật cho Bảo tang quốc gia Hàn Quốc, gồm 60 trong số đó được chính phủ Hàn Quốc xem như bảo vật quốc gia. Những người thừa kế cũng phải trả thuế thừa kế cho những tài sản này nếu chúng không được cho làm từ thiện.
Đặc biệt, gia đình họ Lee sẽ hiến tặng 700 tỷ won để chống dịch Covid-19 và 300 tỷ won giúp trẻ em ung thư và những bệnh hiếm trong giai đoạn 10 năm.
Hiện gia đình này chưa tiết lộ các cổ phần của ông Lee sẽ được chia tách ra sao. Đầu tuần này, những người thừa kế của gia đình đã xin thay đổi cổ động lớn nhất của Samsung Life Insurance cho người vợ và con của ông Lee mà không nêu rõ chi tiết số cổ phần mà mỗi người sẽ nắm.
Jay Y. Lee – người con trai duy nhất của ông Lee chỉ sở hữu ít hơn 1% cổ phần Samsung Electronics nhưng ông là cổ đông lớn nhất của Samsung C&T với 17% cổ phần. Điều đó cho ông quyền lực cao nhất kiểm soát toàn bộ đế chế này. Người đàn ông 52 tuổi được dự đoán sẽ kế nghiệp cha mình là chủ tịch Samsung Electroncis nhưng ông đã phải ngồi tù vào tháng 1 vì tội hối lộ.
Trước đó vào năm 2015, ông đã nỗ lực sáp nhập 2 chi nhánh Samsung nhằm giúp củng cố quyền lực tại tập đoàn. Hiện tại đế chế Samsung vẫn đang được điều hành bởi 3 CEO mặc cho sự vắng mặt của ông Lee có thể gây ảnh hưởng cho những khoản đầu tư và chiến lược trong dài hạn. Cổ phiếu Samsung gần như không đổi trong cả năm dù công ty báo cáo lợi nhuận quý đầu tăng tới 44%.
Gia đình của ông Lee Kun-hee – người vừa qua đời vào năm ngoái đã tiết lộ con số khổng lồ của hóa đơn thuế thừa kế này đi kèm với đó là ý định hiến tặng 1 nghìn tỷ won cho các trang thiết bị y tế và gần 23.000 tác phẩm nghệ thuật. Luật Hàn Quốc cho phép người được thừa kế trả tiền thuế thừa kế trong giai đoạn 5 năm.
"Trả thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của chúng tôi", thông báo của gia tộc Lee nói.
Câu chuyện thừa kế tại công ty lớn nhất Hàn Quốc đã gây chú ý trong nhiều năm nay kể từ khi Lee Kun-hee – ông chủ gia đình và cũng là nhà lãnh đạo lâu năm tại Samsung Electronics trải qua cơn đau tim vào năm 2014.
Khi qua đời vào năm ngoái, ông Lee đã để lại khối tài sản 21 tỷ USD với một lượng lớn cổ phần tại 4 chi nhánh của Samsung. Trong đó có 4,2% cổ phần ở chi nhánh Samsung Electronics, 1 bộ sưu tập nghệ thuật trị giá 3 nghìn tỷ won và nhiều bất động sản.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có mức thuế thừa kế cao nhất thế giới, lên tới 50% nếu vượt quá 3 tỷ won. Người dân tiếp tục bị đánh thêm 20% thuế nếu đó là chuyển giao cổ phần thuộc cổ đông lớn nhất. Trong khi đó, mức thuế thừa kế trung bình ở những quốc gia thuộc OECD chỉ là 15%.
Hóa đơn thuế của ông Lee là một trong những mức cao nhất ở nước này và trên toàn cầu, tương đương với 3 - 4 lần tổng doanh thu thuế bất động sản của cả Hàn Quốc vào năm ngoái.
Luật Hàn Quốc cho phép người nộp thuế thành 6 lần trong 5 năm. Đó là cách chủ tịch LG Koo Kwang-mo và các chị em gái của ông trả khoản thuế hơn 900 tỷ won.
Gia tộc họ Lee cũng sẽ hiến tặng hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật cho Bảo tang quốc gia Hàn Quốc, gồm 60 trong số đó được chính phủ Hàn Quốc xem như bảo vật quốc gia. Những người thừa kế cũng phải trả thuế thừa kế cho những tài sản này nếu chúng không được cho làm từ thiện.
Đặc biệt, gia đình họ Lee sẽ hiến tặng 700 tỷ won để chống dịch Covid-19 và 300 tỷ won giúp trẻ em ung thư và những bệnh hiếm trong giai đoạn 10 năm.
Hiện gia đình này chưa tiết lộ các cổ phần của ông Lee sẽ được chia tách ra sao. Đầu tuần này, những người thừa kế của gia đình đã xin thay đổi cổ động lớn nhất của Samsung Life Insurance cho người vợ và con của ông Lee mà không nêu rõ chi tiết số cổ phần mà mỗi người sẽ nắm.
Jay Y. Lee – người con trai duy nhất của ông Lee chỉ sở hữu ít hơn 1% cổ phần Samsung Electronics nhưng ông là cổ đông lớn nhất của Samsung C&T với 17% cổ phần. Điều đó cho ông quyền lực cao nhất kiểm soát toàn bộ đế chế này. Người đàn ông 52 tuổi được dự đoán sẽ kế nghiệp cha mình là chủ tịch Samsung Electroncis nhưng ông đã phải ngồi tù vào tháng 1 vì tội hối lộ.
Trước đó vào năm 2015, ông đã nỗ lực sáp nhập 2 chi nhánh Samsung nhằm giúp củng cố quyền lực tại tập đoàn. Hiện tại đế chế Samsung vẫn đang được điều hành bởi 3 CEO mặc cho sự vắng mặt của ông Lee có thể gây ảnh hưởng cho những khoản đầu tư và chiến lược trong dài hạn. Cổ phiếu Samsung gần như không đổi trong cả năm dù công ty báo cáo lợi nhuận quý đầu tăng tới 44%.
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD