G
Genk tin-ict
Guest
Một nguồn tin cho biết, nhà gia công chip lớn nhất thế giới, hãng TSMC sẽ bắt đầu sản xuất các bộ xử lý Core i3 cho Intel trên tiến trình 5nm của mình. Việc sản xuất sẽ bắt đầu từ nửa sau năm nay.
Theo báo cáo của EENewsEurope, một bản phân tích thị trường từ Trendforce tiết lộ rằng, hãng TSMC sẽ bắt đầu sản xuất dòng bộ xử lý Intel Core i3 vào nửa sau của năm 2021. Báo cáo này đến vào lúc Intel đang gặp khó khăn trong việc kịp ra mắt các tiến trình công nghệ mới như 10nm và 7nm.
Báo cáo của Trendforce còn cho biết, các CPU cao cấp hơn cũng sẽ được Intel thuê hãng TSMC gia công trên tiến trình 3nm vào nửa sau của năm 2022.
Thật đáng tiếc khi Trendforce không hề đề cập đến nguồn tin cho tuyên bố của mình và báo cáo này là kết quả từ cuộc điều tra của họ. Nói cách khác, đây vẫn chỉ là một báo cáo chưa được xác nhận vì vậy, nó có thể không chính xác. Trước đó cũng đã có một số báo cáo đề cập đến việc Intel đang tìm cách thuê ngoài hoạt động sản xuất chip cho mình, nhưng không có các chi tiết cụ thể.
Trên thực tế, từ lâu Intel đã thuê ngoài các hãng như TSMC và UMC sản xuất một số dòng chip không liên quan đến CPU, ước tính khoảng "15% đến 20% sản lượng của họ" – theo báo cáo của Trendforce.
Đối thủ của Intel, AMD từ lâu cũng đã từ bỏ khả năng tự sản xuất chip để chuyển sang thuê ngoài TSMC gia công chip cho mình. Điều đó giúp họ tận dụng được các tiến trình sản xuất chip mới để áp dụng cho các thiết kế bộ xử lý mới và bắt đầu giành thêm thị phần từ tay Intel. Không chỉ AMD, hàng loạt nhà thiết kế chip khác như Qualcomm, Apple và Nvidia cũng đang đi theo hướng tiếp cận này để linh hoạt hơn trong khả năng ra mắt chip mới của mình.
Theo báo cáo của EENewsEurope, một bản phân tích thị trường từ Trendforce tiết lộ rằng, hãng TSMC sẽ bắt đầu sản xuất dòng bộ xử lý Intel Core i3 vào nửa sau của năm 2021. Báo cáo này đến vào lúc Intel đang gặp khó khăn trong việc kịp ra mắt các tiến trình công nghệ mới như 10nm và 7nm.
Báo cáo của Trendforce còn cho biết, các CPU cao cấp hơn cũng sẽ được Intel thuê hãng TSMC gia công trên tiến trình 3nm vào nửa sau của năm 2022.
Thật đáng tiếc khi Trendforce không hề đề cập đến nguồn tin cho tuyên bố của mình và báo cáo này là kết quả từ cuộc điều tra của họ. Nói cách khác, đây vẫn chỉ là một báo cáo chưa được xác nhận vì vậy, nó có thể không chính xác. Trước đó cũng đã có một số báo cáo đề cập đến việc Intel đang tìm cách thuê ngoài hoạt động sản xuất chip cho mình, nhưng không có các chi tiết cụ thể.
Trên thực tế, từ lâu Intel đã thuê ngoài các hãng như TSMC và UMC sản xuất một số dòng chip không liên quan đến CPU, ước tính khoảng "15% đến 20% sản lượng của họ" – theo báo cáo của Trendforce.
Đối thủ của Intel, AMD từ lâu cũng đã từ bỏ khả năng tự sản xuất chip để chuyển sang thuê ngoài TSMC gia công chip cho mình. Điều đó giúp họ tận dụng được các tiến trình sản xuất chip mới để áp dụng cho các thiết kế bộ xử lý mới và bắt đầu giành thêm thị phần từ tay Intel. Không chỉ AMD, hàng loạt nhà thiết kế chip khác như Qualcomm, Apple và Nvidia cũng đang đi theo hướng tiếp cận này để linh hoạt hơn trong khả năng ra mắt chip mới của mình.
Tham khảo GizmoChina
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD