G
Genk tin-ict
Guest
Tờ CNBC đưa tin, CEO Tesla là Elon Musk vào cuối tuần vừa qua đã đăng tài dòng tweet nói rằng "tôi thấy có >0% khả năng Tesla sẽ trở thành công ty lớn nhất thế giới". Điều này có nghĩa là Musk đang rất tự tin rằng Tesla sẽ vượt Apple và Aramco - 2 công ty có vốn hóa lớn bậc nhất thế giới thời điểm hiện tại. (Hiện giá trị vốn hóa của Tesla là 593,8 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị Apple ở mức 2,03 nghìn tỷ USD còn Saudi Aramco là 1,85 nghìn tỷ USD).
Dòng tweet thứ 2 thì Musk đưa ra chỉ dẫn về khoảng thời gian để vốn hóa Tesla sẽ đạt được cột mốc đó: "Có lẽ là trong vòng vài tháng nữa", Musk viết.
Tuy nhiên dòng tweet này đã không tồn tại được lâu, Musk đã nhanh chóng xóa đi. Dẫu vậy, nhiều người đã nhanh tay chụp lại được màn hình nội dung dòng tweet.
Nguyên nhân khiến Musk vội xóa dòng tweet kể trên có thể liên quan tới 1 lần vạ miệng trước đó của ông về thị trường chứng khoán. Theo đó, năm 2018, Musk đăng trên Twitter rằng ông sẽ chuyển Tesla thành công ty tư nhân bằng cách mua lại toàn bộ cổ phiếu với giá 420 USD/cổ phiếu. Điều này đã khiến giá cổ phiếu công ty biến động mạnh.
Với hành động này, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã phạt Elon Musk và Tesla mỗi bên 20 triệu USD vì tung tin tác động đến thị trường. Đồng thời, người đứng đầu Tesla bị cấm đưa ra những phát ngôn tương tự và cần phải được hội đồng công ty duyệt qua.
Tới năm 2019, Musk tiếp tục bị SEC "sờ gáy" khi vi phạm thỏa thuận và đăng tweet về sản lượng sản xuất của Tesla. Cơ quan này cho rằng điều đó là vi phạm các điều khoản mà Musk đã cam kết với SEC.
Theo điều khoản của thỏa thuận dàn xếp sửa đổi, Tesla có nghĩa vụ phải phê duyệt tất cả các thông tin liên lạc bằng văn bản, bao gồm các tweet và các bài đăng trên mạng xã hội khác mà Musk dự định chia sẻ có chứa thông tin quan trọng về công ty. Tesla chưa bao giờ công khai danh tính người nắm giữ vai trò kể trên và chỉ tiết lộ đó là "người trông nom twitter" của Musk.
Gần đây hơn, một cổ đông Tesla tên là Chase Gharrity đã đệ đơn kiện lên Tòa án Delaware Chancery về việc Musk tiếp tục sử dụng Twitter khiến các cổ đông thiệt hại hàng tỷ USD. Chẳng hạn như việc Musk tweet vào tháng 5/2020 rằng "giá cổ phiếu của Tesla quá cao". Cổ phiếu Tesla đã giảm 10% sau đó, thổi bay 13 tỷ USD vốn hóa thị trường công ty.
Musk cũng đã bình luận về giá của các tiền số, bao gồm cả bitcoin, thông qua các dòng tweet từ tài khoản cá nhân hiện có 49,7 triệu người theo dõi.
Ngày 25/3, Ủy ban Quan hệ Lao động quốc gia Mỹ (NLRB) đã chỉ đạo Tesla yêu cầu Musk xóa đoạn tweet từ năm 2018, được cho là có nội dung đe dọa nhân viên. NLRB khẳng định phát ngôn này vi phạm luật lao động của Mỹ. Ngoài ra, Ủy ban yêu cầu Tesla tuyển dụng lại Richard Ortiz, nhân viên bị sa thải bất hợp pháp khi đó. Hãng xe điện lớn nhất thế giới cũng phải bồi thường cho Ortiz vì gây tổn thất về thu nhập và thuế.
Dòng tweet thứ 2 thì Musk đưa ra chỉ dẫn về khoảng thời gian để vốn hóa Tesla sẽ đạt được cột mốc đó: "Có lẽ là trong vòng vài tháng nữa", Musk viết.
Tuy nhiên dòng tweet này đã không tồn tại được lâu, Musk đã nhanh chóng xóa đi. Dẫu vậy, nhiều người đã nhanh tay chụp lại được màn hình nội dung dòng tweet.
Nguyên nhân khiến Musk vội xóa dòng tweet kể trên có thể liên quan tới 1 lần vạ miệng trước đó của ông về thị trường chứng khoán. Theo đó, năm 2018, Musk đăng trên Twitter rằng ông sẽ chuyển Tesla thành công ty tư nhân bằng cách mua lại toàn bộ cổ phiếu với giá 420 USD/cổ phiếu. Điều này đã khiến giá cổ phiếu công ty biến động mạnh.
Với hành động này, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã phạt Elon Musk và Tesla mỗi bên 20 triệu USD vì tung tin tác động đến thị trường. Đồng thời, người đứng đầu Tesla bị cấm đưa ra những phát ngôn tương tự và cần phải được hội đồng công ty duyệt qua.
Tới năm 2019, Musk tiếp tục bị SEC "sờ gáy" khi vi phạm thỏa thuận và đăng tweet về sản lượng sản xuất của Tesla. Cơ quan này cho rằng điều đó là vi phạm các điều khoản mà Musk đã cam kết với SEC.
Theo điều khoản của thỏa thuận dàn xếp sửa đổi, Tesla có nghĩa vụ phải phê duyệt tất cả các thông tin liên lạc bằng văn bản, bao gồm các tweet và các bài đăng trên mạng xã hội khác mà Musk dự định chia sẻ có chứa thông tin quan trọng về công ty. Tesla chưa bao giờ công khai danh tính người nắm giữ vai trò kể trên và chỉ tiết lộ đó là "người trông nom twitter" của Musk.
Gần đây hơn, một cổ đông Tesla tên là Chase Gharrity đã đệ đơn kiện lên Tòa án Delaware Chancery về việc Musk tiếp tục sử dụng Twitter khiến các cổ đông thiệt hại hàng tỷ USD. Chẳng hạn như việc Musk tweet vào tháng 5/2020 rằng "giá cổ phiếu của Tesla quá cao". Cổ phiếu Tesla đã giảm 10% sau đó, thổi bay 13 tỷ USD vốn hóa thị trường công ty.
Musk cũng đã bình luận về giá của các tiền số, bao gồm cả bitcoin, thông qua các dòng tweet từ tài khoản cá nhân hiện có 49,7 triệu người theo dõi.
Ngày 25/3, Ủy ban Quan hệ Lao động quốc gia Mỹ (NLRB) đã chỉ đạo Tesla yêu cầu Musk xóa đoạn tweet từ năm 2018, được cho là có nội dung đe dọa nhân viên. NLRB khẳng định phát ngôn này vi phạm luật lao động của Mỹ. Ngoài ra, Ủy ban yêu cầu Tesla tuyển dụng lại Richard Ortiz, nhân viên bị sa thải bất hợp pháp khi đó. Hãng xe điện lớn nhất thế giới cũng phải bồi thường cho Ortiz vì gây tổn thất về thu nhập và thuế.
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD