G
Genk tin-ict
Guest
“Đây là yêu tinh của may mắn, đừng bỏ qua cô ấy và điều tuyệt vời sẽ xảy ra với bạn vào ngày mai”, thông điệp đi kèm một bức ảnh kỳ quặc đang được cư dân mạng Việt Nam chia sẻ trong nhiều ngày qua.
Dạo một vòng quanh các page lớn trên Facebook , hầu hết người dùng đều rất nhiệt tình bình luận và chia sẻ lại thông điệp này với nội dung xin vía, cầu tài lộc, cầu xin con cái với đối tượng xin cầu chúc không phân biệt nam nữ.
Thông điệp ‘yêu tinh may mắn’ được lan truyền bởi nhiều fanpage lớn ở Việt Nam
Thực tế, thông điệp cầu may mắn và hình ảnh mà dân mạng chia sẻ những ngày qua không hề liên quan đến nhau. Bức hình kỳ quặc mà người Việt chia sẻ là con búp bê lấy cảm hứng từ nhân vật dân gian có tên gọi Baba Yaga của dân tộc Slavic.
Nhân vật này có thể đóng vai trò chỉ dẫn, giúp đỡ các nhân vật chính trong truyện hoặc hãm hại họ tùy từng hoàn cảnh. Tuy nhiên, chưa có câu chuyện hoặc mô tả nào nói rằng Baba Yaga có thể đem lại may mắn cho người khác.
Vì vậy, việc người dùng chia sẻ tràn lan thông điệp ‘yêu tinh may mắn’ thực tế không hề đem lại tác dụng nào, ngoài việc tăng tương tác cho các fanpage và lan truyền thông tin sai lệch.
Thực tế, đây không phải lần đầu tiên người Việt dính trò lừa trên Facebook. Mới đây hồi tháng 8, người Việt đã chia sẻ tràn lan trò lừa tin giả ‘tôi không đồng ý cho Facebook chia sẻ ảnh hoặc tin’.
Dạo một vòng quanh các page lớn trên Facebook , hầu hết người dùng đều rất nhiệt tình bình luận và chia sẻ lại thông điệp này với nội dung xin vía, cầu tài lộc, cầu xin con cái với đối tượng xin cầu chúc không phân biệt nam nữ.
Thông điệp ‘yêu tinh may mắn’ được lan truyền bởi nhiều fanpage lớn ở Việt Nam
Thực tế, thông điệp cầu may mắn và hình ảnh mà dân mạng chia sẻ những ngày qua không hề liên quan đến nhau. Bức hình kỳ quặc mà người Việt chia sẻ là con búp bê lấy cảm hứng từ nhân vật dân gian có tên gọi Baba Yaga của dân tộc Slavic.
Nhiều người dùng chia sẻ nhiệt tình thông điệp sai lệch này |
Baba Yaga xuất hiện nhiều trong các mẩu chuyện dân gian của Nga, Ukraine, Belarus, thường được mô tả là một phù thủy hoặc thầy bói già có khuôn mặt dữ tợn, dáng lưng còng, mũi dài. Bà được mô tả sống trong một túp lều làm bằng chân gà ẩn sâu trong rừng già với chổi thần và nồi nấu thuốc độc. |
Nhân vật này có thể đóng vai trò chỉ dẫn, giúp đỡ các nhân vật chính trong truyện hoặc hãm hại họ tùy từng hoàn cảnh. Tuy nhiên, chưa có câu chuyện hoặc mô tả nào nói rằng Baba Yaga có thể đem lại may mắn cho người khác.
Vì vậy, việc người dùng chia sẻ tràn lan thông điệp ‘yêu tinh may mắn’ thực tế không hề đem lại tác dụng nào, ngoài việc tăng tương tác cho các fanpage và lan truyền thông tin sai lệch.
Thực tế, đây không phải lần đầu tiên người Việt dính trò lừa trên Facebook. Mới đây hồi tháng 8, người Việt đã chia sẻ tràn lan trò lừa tin giả ‘tôi không đồng ý cho Facebook chia sẻ ảnh hoặc tin’.
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD