G
Genk tin-ict
Guest
Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, ông Giorgio Aliberti đã nhấn mạnh điều này với đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) cùng đông đảo doanh nghiệp EU, doanh nghiệp trong nước tại Hội nghị Bàn tròn 2 về "Kinh tế số, Chuyển đổi số tại Việt Nam và Hiệp định EVFTA" , được tổ chức sáng nay 5/11 tại Hà Nội.
EVFTA là Hiệp định Thương mại tự do mang tính lịch sử trong dấu mốc quan hệ giữa Việt Nam và EU - một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, được ký kết và có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.
Ông Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị.
"Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và là một thị trường rất thu hút", ông Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam, chia sẻ. "Hiện nay, chúng ta có thể mua bán qua mạng, làm các thủ tục nhanh chóng nhờ sự phát triển của kĩ thuật số. Với những cái thay đổi này thì các quy trình sẽ trở nên ít phức tạp hơn, ít tốn thời gian hơn. Và EVFTA chính là nền tảng rất tiềm năng để cùng chia sẻ những giá trị chung, không chỉ là lợi ích về kinh tế, mà còn là giải pháp để hai bên cùng thắng."
Đại sứ EU cũng nhận mạnh rằng khi đại dịch COVID 19 xảy ra, tầm quan trọng của số hóa càng được nhấn mạnh. Thậm chí, COVID-19 nó còn là cơ hội bởi số hóa vốn đã là xu hướng trước đại dịch. Hiện tại, Việt Nam cần cung cấp và tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết để thúc đẩy kinh tế số và chuyển đổi số ở Việt Nam, và mối quan hệ với EU chính là nền móng thử nghiệm phù hợp nhất, trên cơ sở hiệp định EVFTA.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cũng khẳng định số hóa và công nghệ là xu hướng trong 10 năm tới. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng 3 xu hướng lớn sẽ có tác động to lớn đến nền kinh tế là toàn cầu hóa (hoặc sự thoái lui của toàn cầu hóa); vấn đề không tiếp xúc và sự tôn vinh giá trị sống.
"Việt Nam đang tiến tới một nền kinh tế không tiếp xúc và xu hướng này đã, đang được thúc đẩy bởi COVID-19", ông Morisset khẳng định. Tuy nhiên, ngoài các công cụ chuyển đổi số hoá, vị chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng cần phải có những thay đổi mạnh mẽ về tư duy để Việt Nam hình thành được nền tảng cho sự phát triển trong một thế giới số hóa trong tương lai: "Số hóa không chỉ là smartphone hay máy tính, mà là vấn đề thay đổi tư duy".
TS. Nguyễn Trọng Đường, Bộ Thông tin và Truyền Thông.
Cũng trong sự kiện, đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cũng đã thảo luận về các chiến lược, chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích của các hiệp định thương mại quốc tế như EVFTA, nhằm thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam. Đồng thời, Đại diện Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ, Bộ KH&CN đã chia sẻ ý kiến về việc tăng cường hợp tác công nghệ và kỹ thuật giữa Việt Nam và EU để có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế số và chuyển đổi số ở Việt Nam cũng như cải thiện sự hợp tác giữa EU Việt Nam. Các quan điểm về nền kinh tế số ở Việt Nam và ý định đầu tư vào nền kinh tế số ở Việt Nam cũng đã được trình bày bởi các diễn giả đến từ VINASA, VIDTI và EuroCham.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế số của Việt Nam đã phát triển vượt bậc giúp Việt Nam trở thành thị trường phát triển nhanh thứ hai ở Đông Nam Á. Nền kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam dự kiến sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA và tác động của đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Bàn tròn được tổ chức nhằm thảo luận về những hành động phù hợp để Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều nhất từ chuyển đổi số trong những năm và thập kỷ tới.
Đây là sự kiện bàn tròn thứ hai trong số ba sự kiện bàn tròn được Phái đoàn tổ chức với sự hỗ trợ của Quỹ Thúc đẩy Quan hệ Đối tác EU-Việt Nam (EVPF) cho đến cuối năm 2020. Hội nghị cuối cùng sẽ tập trung vào nội dung Khu vực DNNVV và EVFTA, dự kiến tổ chức vào đầu tháng 12/2020.
EVFTA là Hiệp định Thương mại tự do mang tính lịch sử trong dấu mốc quan hệ giữa Việt Nam và EU - một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, được ký kết và có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.
Ông Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị.
"Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và là một thị trường rất thu hút", ông Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam, chia sẻ. "Hiện nay, chúng ta có thể mua bán qua mạng, làm các thủ tục nhanh chóng nhờ sự phát triển của kĩ thuật số. Với những cái thay đổi này thì các quy trình sẽ trở nên ít phức tạp hơn, ít tốn thời gian hơn. Và EVFTA chính là nền tảng rất tiềm năng để cùng chia sẻ những giá trị chung, không chỉ là lợi ích về kinh tế, mà còn là giải pháp để hai bên cùng thắng."
Đại sứ EU cũng nhận mạnh rằng khi đại dịch COVID 19 xảy ra, tầm quan trọng của số hóa càng được nhấn mạnh. Thậm chí, COVID-19 nó còn là cơ hội bởi số hóa vốn đã là xu hướng trước đại dịch. Hiện tại, Việt Nam cần cung cấp và tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết để thúc đẩy kinh tế số và chuyển đổi số ở Việt Nam, và mối quan hệ với EU chính là nền móng thử nghiệm phù hợp nhất, trên cơ sở hiệp định EVFTA.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cũng khẳng định số hóa và công nghệ là xu hướng trong 10 năm tới. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng 3 xu hướng lớn sẽ có tác động to lớn đến nền kinh tế là toàn cầu hóa (hoặc sự thoái lui của toàn cầu hóa); vấn đề không tiếp xúc và sự tôn vinh giá trị sống.
"Việt Nam đang tiến tới một nền kinh tế không tiếp xúc và xu hướng này đã, đang được thúc đẩy bởi COVID-19", ông Morisset khẳng định. Tuy nhiên, ngoài các công cụ chuyển đổi số hoá, vị chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng cần phải có những thay đổi mạnh mẽ về tư duy để Việt Nam hình thành được nền tảng cho sự phát triển trong một thế giới số hóa trong tương lai: "Số hóa không chỉ là smartphone hay máy tính, mà là vấn đề thay đổi tư duy".
TS. Nguyễn Trọng Đường, Bộ Thông tin và Truyền Thông.
Cũng trong sự kiện, đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cũng đã thảo luận về các chiến lược, chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích của các hiệp định thương mại quốc tế như EVFTA, nhằm thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam. Đồng thời, Đại diện Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ, Bộ KH&CN đã chia sẻ ý kiến về việc tăng cường hợp tác công nghệ và kỹ thuật giữa Việt Nam và EU để có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế số và chuyển đổi số ở Việt Nam cũng như cải thiện sự hợp tác giữa EU Việt Nam. Các quan điểm về nền kinh tế số ở Việt Nam và ý định đầu tư vào nền kinh tế số ở Việt Nam cũng đã được trình bày bởi các diễn giả đến từ VINASA, VIDTI và EuroCham.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế số của Việt Nam đã phát triển vượt bậc giúp Việt Nam trở thành thị trường phát triển nhanh thứ hai ở Đông Nam Á. Nền kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam dự kiến sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA và tác động của đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Bàn tròn được tổ chức nhằm thảo luận về những hành động phù hợp để Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều nhất từ chuyển đổi số trong những năm và thập kỷ tới.
Đây là sự kiện bàn tròn thứ hai trong số ba sự kiện bàn tròn được Phái đoàn tổ chức với sự hỗ trợ của Quỹ Thúc đẩy Quan hệ Đối tác EU-Việt Nam (EVPF) cho đến cuối năm 2020. Hội nghị cuối cùng sẽ tập trung vào nội dung Khu vực DNNVV và EVFTA, dự kiến tổ chức vào đầu tháng 12/2020.
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD