G
Genk tin-ict
Guest
Keith Gill, người đã khởi xướng phong trào thổi giá cổ phiếu GameStop nổi tiếng, cho rằng đầu tư giá trị không hề "chết". Nhân vật này đang đặt ra tham vọng đạt được mức lợi suất năm lên tới 100%.
Roaring Kitty, hay còn gọi là DeepF-----gValue, kẻ tiêu diệt các tay bán khống, người mà tên thật là Keith Gill, gần đây bỗng nhiên trở thành 1 trong những nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ.
Sau khi châm ngòi cho đà tăng lên tới 400% của cổ phiếu GameStop, khiến phố Wall rúng động trong tuần trước, Gill đã thu hút được rất nhiều "fan cuồng" trên Reddit và YouTube (cũng chính những người này đã giúp anh trở nên giàu có, ít nhất là ở thời điểm hiện tại_. Giờ đây, biết được nhân vật này đang quan tâm đến cổ phiếu nào hoặc nhóm ngành nào chính là vấn đề thu hút rất nhiều sự chú ý của nhà đầu tư trên thị trường.
Mặc chiếc áo phông in hình chú mèo mà thường được treo bán trong các quầy bán đồ lưu niệm dọc bờ biển ở Jersey, cựu nhân viên marketing 34 tuổi từng làm việc cho 1 công ty bảo hiểm nhân thọ tự tin xuất hiện trong những đoạn video được đăng lên YouTube để chia sẻ chiến lược đầu tư mà anh đang sử dụng để hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận năm lên tới 50%, thậm chí là 100%.
"Tôi sẽ dội quả bom này ngay ban đầu: tôi là 1 nhà đầu tư giá trị. Tôi cảm thấy nhiều người trong số các bạn đang trợn tròn mắt và cười nhạo tôi", Gill đã nói như vậy trong video đầu tiên. "Tôi không phải là người thuộc trường phái nghĩ rằng đầu tư giá trị đang kém hiệu quả, thực ra tôi nghĩ rằng đầu tư giá trị đã thành công rực rỡ trong thập kỷ vừa qua".
Tuy nhiên theo Gill vấn đề nằm ở chỗ trường phái đầu tư này đã phân hoá. Để các quỹ ETF có thể đi theo, phương pháp đầu tư giá trị đã bị cắt gọn thành những quy tắc mang tính công thức, trong khi "trái tim" của đầu tư giá trị mang nặng tính chủ quan. Nhưng những tính toán đi đến kết luận rằng phương pháp đầu tư giá trị yếu kém đều lấy hiệu suất của các quỹ ETF làm thước đo.
Ví dụ, hãy xem xét những quy tắc cho quỹ ETF Vanguard Value, một trong những ETF lớn nhất thế giới với quy mô 62,3 tỷ USD. Quỹ này theo dõi U.S Large Cap Value Index, chỉ số phân loại cổ phiếu dựa trên 5 yếu tố: P/B, 2 loại P/E, tỷ lệ cổ tức/giá và tỷ lệ P/S. Do đó ETF này chủ yếu theo dõi những công ty có truyền thống lâu đời như Berkshire Hathaway của Warren Buffett hay Johnson & Johnson, và bỏ lỡ những cổ phiếu công nghệ đã tăng giá rất mạnh trong thập kỷ vừa qua.
"Chúng ta dựa vào những quỹ ETF đã được đơn giản hoá để đo lường thành công của phương pháp đầu tư giá trị. Nhưng đó không phải là cách tốt nhất để đo lường 1 phương pháp đầu tư mang nhiều dấu ấn cá nhân như vậy. Một phần là bởi đầu tư giá trị mang tính chủ quan rất cao, không đơn giản là bạn có thể hiểu tường tận nếu chỉ nhìn vào một vài chỉ số", Gill nói.
Dẫu vậy không giống như 1 nhà đầu tư giá trị thường thấy, Gill ngay lập tức phủ nhận mô hình chiết khấu dòng tiền, gọi đó là việc "mất thời gian". Và Gill cũng ưa thích các công cụ phân tích kỹ thuật, sử dụng các biểu đồ giá cổ phiếu để tìm ra vào ra thích hợp. Đây là kỹ thuật mà những biểu tượng của trường phái đầu tư giá trị như Benjamin Graham bác bỏ.
Trong video thứ hai, Gill đã tiết lộ danh mục đầu tư giá trị của mình. Anh cũng dựa vào 5 yếu tố để xây dựng danh mục như chỉ số U.S Large Cap Value Index, nhưng coi đó là những chỉ dẫn ban đầu thay vì các quy tắc cứng nhắc bắt buộc phải tuân theo.
Và có 1 điều mỉa mai: hồi tháng 7, trước khi tài khoản E*Trade của anh tăng vọt lên 33 triệu USD, Gill từng thú nhận trước đây anh chính là 1 tay bán khống.
"Thi thoảng tôi sẽ bán khống, nhưng phần lớn là ở thời điểm mà tôi cảm thấy quá nhàm chán. Trong bán khống, lựa chọn đúng thời điểm là chuyện quá khó", Gill chia sẻ với tờ Wall Street Journal hôm 13/7.
Roaring Kitty, hay còn gọi là DeepF-----gValue, kẻ tiêu diệt các tay bán khống, người mà tên thật là Keith Gill, gần đây bỗng nhiên trở thành 1 trong những nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ.
Sau khi châm ngòi cho đà tăng lên tới 400% của cổ phiếu GameStop, khiến phố Wall rúng động trong tuần trước, Gill đã thu hút được rất nhiều "fan cuồng" trên Reddit và YouTube (cũng chính những người này đã giúp anh trở nên giàu có, ít nhất là ở thời điểm hiện tại_. Giờ đây, biết được nhân vật này đang quan tâm đến cổ phiếu nào hoặc nhóm ngành nào chính là vấn đề thu hút rất nhiều sự chú ý của nhà đầu tư trên thị trường.
Mặc chiếc áo phông in hình chú mèo mà thường được treo bán trong các quầy bán đồ lưu niệm dọc bờ biển ở Jersey, cựu nhân viên marketing 34 tuổi từng làm việc cho 1 công ty bảo hiểm nhân thọ tự tin xuất hiện trong những đoạn video được đăng lên YouTube để chia sẻ chiến lược đầu tư mà anh đang sử dụng để hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận năm lên tới 50%, thậm chí là 100%.
"Tôi sẽ dội quả bom này ngay ban đầu: tôi là 1 nhà đầu tư giá trị. Tôi cảm thấy nhiều người trong số các bạn đang trợn tròn mắt và cười nhạo tôi", Gill đã nói như vậy trong video đầu tiên. "Tôi không phải là người thuộc trường phái nghĩ rằng đầu tư giá trị đang kém hiệu quả, thực ra tôi nghĩ rằng đầu tư giá trị đã thành công rực rỡ trong thập kỷ vừa qua".
Tuy nhiên theo Gill vấn đề nằm ở chỗ trường phái đầu tư này đã phân hoá. Để các quỹ ETF có thể đi theo, phương pháp đầu tư giá trị đã bị cắt gọn thành những quy tắc mang tính công thức, trong khi "trái tim" của đầu tư giá trị mang nặng tính chủ quan. Nhưng những tính toán đi đến kết luận rằng phương pháp đầu tư giá trị yếu kém đều lấy hiệu suất của các quỹ ETF làm thước đo.
Ví dụ, hãy xem xét những quy tắc cho quỹ ETF Vanguard Value, một trong những ETF lớn nhất thế giới với quy mô 62,3 tỷ USD. Quỹ này theo dõi U.S Large Cap Value Index, chỉ số phân loại cổ phiếu dựa trên 5 yếu tố: P/B, 2 loại P/E, tỷ lệ cổ tức/giá và tỷ lệ P/S. Do đó ETF này chủ yếu theo dõi những công ty có truyền thống lâu đời như Berkshire Hathaway của Warren Buffett hay Johnson & Johnson, và bỏ lỡ những cổ phiếu công nghệ đã tăng giá rất mạnh trong thập kỷ vừa qua.
"Chúng ta dựa vào những quỹ ETF đã được đơn giản hoá để đo lường thành công của phương pháp đầu tư giá trị. Nhưng đó không phải là cách tốt nhất để đo lường 1 phương pháp đầu tư mang nhiều dấu ấn cá nhân như vậy. Một phần là bởi đầu tư giá trị mang tính chủ quan rất cao, không đơn giản là bạn có thể hiểu tường tận nếu chỉ nhìn vào một vài chỉ số", Gill nói.
Dẫu vậy không giống như 1 nhà đầu tư giá trị thường thấy, Gill ngay lập tức phủ nhận mô hình chiết khấu dòng tiền, gọi đó là việc "mất thời gian". Và Gill cũng ưa thích các công cụ phân tích kỹ thuật, sử dụng các biểu đồ giá cổ phiếu để tìm ra vào ra thích hợp. Đây là kỹ thuật mà những biểu tượng của trường phái đầu tư giá trị như Benjamin Graham bác bỏ.
Trong video thứ hai, Gill đã tiết lộ danh mục đầu tư giá trị của mình. Anh cũng dựa vào 5 yếu tố để xây dựng danh mục như chỉ số U.S Large Cap Value Index, nhưng coi đó là những chỉ dẫn ban đầu thay vì các quy tắc cứng nhắc bắt buộc phải tuân theo.
Và có 1 điều mỉa mai: hồi tháng 7, trước khi tài khoản E*Trade của anh tăng vọt lên 33 triệu USD, Gill từng thú nhận trước đây anh chính là 1 tay bán khống.
"Thi thoảng tôi sẽ bán khống, nhưng phần lớn là ở thời điểm mà tôi cảm thấy quá nhàm chán. Trong bán khống, lựa chọn đúng thời điểm là chuyện quá khó", Gill chia sẻ với tờ Wall Street Journal hôm 13/7.
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD