G
Genk tin-ict
Guest
Tiểu ban tư pháp về chống độc quyền của Hạ viện Mỹ đang điều tra tình trạng cạnh tranh trong ngành công nghệ Mỹ. Tiểu ban này hứa hẹn sẽ sớm đưa ra một đề xuất cải cách toàn diện.
Đề xuất bao gồm việc chia tách các gã khổng lồ công nghệ của Mỹ như Amazon và Apple. Các công ty công nghệ lớn này về cơ bản làm chủ thị trường và bán sản phẩm của chính họ trên thị trường. Điều này thường bị chỉ trích là kìm hãm sự cạnh tranh và đổi mới.
Tiểu ban chống độc quyền của Hạ viện Mỹ do đại diện đảng Dân chủ là David Cicilline dẫn đầu đã điều tra ngành công nghệ trong một năm qua. Theo các nguồn tin nội bộ, tiêu ban sẽ công bố báo cáo trong tuần này. Nếu đề xuất của họ được thông qua, đây sẽ là cuộc cải cách luật cạnh tranh lớn nhất trong nhiều thập kỷ.
Đại diện Đảng Cộng hòa, Ken Buck của Colorado tiết lộ rằng, đề xuất của Cicilline sẽ bao gồm việc sử dụng "luật Glass-Steagall" để giải quyết các nền tảng công nghệ.
Dự luật này được sử dụng để phân tách hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư trong thời kỳ đại suy thoái. Buck nói rằng đề xuất của Cicilline sẽ cấm các hãng công nghệ tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh khác và tương đương với việc chia tách các công ty này.
Ví dụ Amazon sẽ không thể bán sản phẩm của chính mình trên thị trường của mình. Google không thể tiếp tục vận hành công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới và YouTube cùng một lúc. Apple cũng sẽ không thể duy trì và sở hữu kho ứng dụng App Store và cung cấp các ứng dụng của riêng mình.
Buck cho biết: "Giải pháp chính để hầu hết các công ty có sự cạnh tranh trên thị trường công nghệ là tạo ra sự tách biệt về cơ cấu thông qua luật pháp".
Ông đồng ý với quan điểm của Cicilline rằng cần phải kiểm soát các công ty công nghệ và đồng ý trao cơ hội cho nhiều các đối thủ cạnh tranh hơn.
Theo tiểu ban, các hãng công nghệ khổng lồ không muốn có sự cạnh tranh phát triển. Các công ty lớn thường mua lại các start-up ngay cả trước khi họ có cơ hội cạnh tranh. Các công ty công nghệ lớn này làm điều này với mục đích duy trì sự thống trị của họ.
Tuy nhiên, tòa án đã khiến chính phủ hầu như không thể ngăn cản các công ty chi phối việc mua lại các đối thủ cạnh tranh mới. Tiểu ban cũng đang tìm hướng giải quyết, trong đó có việc cấm hành vi mua lại các đối thủ cạnh tranh và start-up trong tương lai, chẳng hạn như việc mua lại Instagram của Facebook.
Buck cho biết lệnh cấm như vậy sẽ ngăn các start-up bán ý tưởng của họ cho các công ty khác để kiếm lời.
Đề xuất bao gồm việc chia tách các gã khổng lồ công nghệ của Mỹ như Amazon và Apple. Các công ty công nghệ lớn này về cơ bản làm chủ thị trường và bán sản phẩm của chính họ trên thị trường. Điều này thường bị chỉ trích là kìm hãm sự cạnh tranh và đổi mới.
Tiểu ban chống độc quyền của Hạ viện Mỹ do đại diện đảng Dân chủ là David Cicilline dẫn đầu đã điều tra ngành công nghệ trong một năm qua. Theo các nguồn tin nội bộ, tiêu ban sẽ công bố báo cáo trong tuần này. Nếu đề xuất của họ được thông qua, đây sẽ là cuộc cải cách luật cạnh tranh lớn nhất trong nhiều thập kỷ.
Đại diện Đảng Cộng hòa, Ken Buck của Colorado tiết lộ rằng, đề xuất của Cicilline sẽ bao gồm việc sử dụng "luật Glass-Steagall" để giải quyết các nền tảng công nghệ.
Dự luật này được sử dụng để phân tách hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư trong thời kỳ đại suy thoái. Buck nói rằng đề xuất của Cicilline sẽ cấm các hãng công nghệ tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh khác và tương đương với việc chia tách các công ty này.
Ví dụ Amazon sẽ không thể bán sản phẩm của chính mình trên thị trường của mình. Google không thể tiếp tục vận hành công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới và YouTube cùng một lúc. Apple cũng sẽ không thể duy trì và sở hữu kho ứng dụng App Store và cung cấp các ứng dụng của riêng mình.
Buck cho biết: "Giải pháp chính để hầu hết các công ty có sự cạnh tranh trên thị trường công nghệ là tạo ra sự tách biệt về cơ cấu thông qua luật pháp".
Ông đồng ý với quan điểm của Cicilline rằng cần phải kiểm soát các công ty công nghệ và đồng ý trao cơ hội cho nhiều các đối thủ cạnh tranh hơn.
Theo tiểu ban, các hãng công nghệ khổng lồ không muốn có sự cạnh tranh phát triển. Các công ty lớn thường mua lại các start-up ngay cả trước khi họ có cơ hội cạnh tranh. Các công ty công nghệ lớn này làm điều này với mục đích duy trì sự thống trị của họ.
Tuy nhiên, tòa án đã khiến chính phủ hầu như không thể ngăn cản các công ty chi phối việc mua lại các đối thủ cạnh tranh mới. Tiểu ban cũng đang tìm hướng giải quyết, trong đó có việc cấm hành vi mua lại các đối thủ cạnh tranh và start-up trong tương lai, chẳng hạn như việc mua lại Instagram của Facebook.
Buck cho biết lệnh cấm như vậy sẽ ngăn các start-up bán ý tưởng của họ cho các công ty khác để kiếm lời.
Tham khảo Nytimes
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD