G
Genk tin-ict
Guest
Những gã khổng lồ công nghệ ngày nay phát triển song song, tìm kiếm thành công ở các thị trường phát triển nhanh với các sản phẩm dễ sử dụng, đẹp mắt và tránh xa nhau. Nhưng khi các công ty này mở rộng, dù muốn dù không họ cũng phải "va chạm" thường xuyên hơn. Alphabet, Amazon và Microsoft đã phải theo gót Apple trong lĩnh vực điện thoại thông minh những năm 2010. Cả 4 đều phát triển một dịch vụ điện toán đám mây. Giờ đây, mối quan tâm của Big Tech lại hội tụ vào một lĩnh vực được xem là thách thức lớn nhất thế giới: ô tô tự lái.
Google bước chân vào lĩnh vực ô tô tự hành vào năm 2009 với Project Chauffeur, sau này trở thành công ty con của Alphabet với tên gọi Waymo. Thời điểm đó, các nhà đầu tư mạo hiểm đua nhau đổ tiền vào các công ty khởi nghiệp mới nổi để thách thức Google.
Apple thì tuyển dụng nhân viên của Tesla để làm việc cho một dự án bí mật của mình. Amazon cũng đầu tư vào một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực xe tự hành là Aurora Innovation với CEO là một trong những thành viên sáng lập Project Chauffeur.
Không khó để giải thích vì sao xe tự lái được quan tâm đến vậy. Trên toàn cầu, người tiêu dùng và doanh nghiệp mua hơn 70 triệu xe mỗi năm. Bất kỳ công ty nào hoàn thiện công nghệ xe tự lái sẽ có một lượng khách hàng cực lớn với lời quảng cáo hấp dẫn: ít tai nạn hơn, chủ xe có nhiều thời gian hơn để làm việc hoặc thư giãn. Năm 2019, Goldman Sachs dự đoán thị trường công nghệ lái xe tự động sẽ trị giá 290 tỷ USD vào năm 2035.
"Big Tech sẽ chẳng quan tâm nếu đó không phải thị trường lớn", Gene Munster – đối tác quản lý của Loup Ventures nói với Business Insider. Ông cho biết không khó để tượng tượng thị trường cho công nghệ lái xe tự động sẽ có trị giá lên đến 5.000 tỷ USD. Đối với hầu hết ngành công nghiệp, con số này đều dưới 1.000 tỷ USD.
Nhưng trong những năm gần đây, việc tạo ra một hệ thống tự lái an toàn, hiệu quả và linh hoạt là một thách thức ghê gớm chưa có hồi kết. Những dự đoán trước đây rằng xe tự lái thương mại sẽ sẵn sàng vào đầu những năm 2020 đã sai. Giờ đây, người ta đưa ra các dự đoán dè dặt hơn. Uber và Lyft đã từ bỏ nỗ lực tạo ra hệ thống tự lái, chuyển giao nghiên cứu của mình cho Aurora và công ty con Woven Planet của Toyota.
Mặc dù hiện có không ít các phương tiện được gọi là xe tự hành hoạt động ở Arizona và Nevada (Mỹ), việc phổ biến nhanh ô tô tự lái vẫn là câu hỏi không ai dám trả lời chắc chắn. Theo Gartner, sự cường điệu xung quanh xe tự hành đã mờ dần khi ngành công nghiệp này rơi vào cảnh "vỡ mộng".
Tất nhiên, Big Tech vẫn chưa từ bỏ tham vọng. Theo cách nào đó, họ còn đang thúc đẩy nó mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Waymo được xem là người đi đầu khi ra mắt dịch vụ gọi xe tự hành đầu tiên ở Arizona vào năm 2018. Nhưng dịch vụ có tên Waymo One vẫn chưa mở rộng ra các khu vực khác. Tuy nhiên, cam kết của Alphabet là điều có thể thấy rõ.
"Chúng tôi đang thực hiện phương pháp dài hạn, tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm tốt và an toàn nhất", CEO Alphabet Sundar Pichai nói trong cuộc họp cổ đông thường niên năm 2020. Amazon, trong khi đó tiếp tục mua một công ty khởi nghiệp là Zoox vào năm 2020. Một số người dự đoán Amazon sẽ chuyển trọng tâm của Zoox từ robotaxi sang giao hàng – vốn có ít thách thức công nghệ hơn. Mặc dù vậy, CEO của Zoox cho biết Amazon sẽ không can thiệp vào kế hoạch của họ.
Apple giấu khá kín các kế hoạch của mình nhưng Bloomberg và Reuters đều đưa tin hãng vẫn đang phát triển công nghệ lái xe tự động. Microsoft cũng bước chân vào lĩnh vực này từ tháng 1/2021 khi đầu tư vào Cruise, công ty con về xe tự hành của General Motors.
Munster nhận định sự kiên nhẫn của Big Tech không gây ngạc nhiên bởi họ được biết đến với tư duy dài hạn và chu kỳ phát triển sản phẩm kéo dài. Apple đã chế tạo các nguyên mẫu iPad ít nhất 6 năm trước khi công bố thế hệ đầu tiên.
Sự kiên nhẫn này đến từ 2 yếu tố. Thứ nhất, thành công mà Alphabet, Amazon và Apple đạt được trong các hoạt động kinh doanh cốt lõi cho phép họ dự trữ nguồn tiền mặt khổng lồ để sử dụng cho việc phát triển ô tô tự lái. Thứ 2, cơ hội tìm kiếm khách hàng mới cho Big Tech đang ngày một ít đi, do đó họ phải tìm kiếm những mảng kinh doanh mới nhưng phải đủ lớn để đầu tư và phát triển.
Do đó, xe tự lái không phải là một dự án phù phiếm và hào nhoáng. Đối với những gã khổng lồ công nghệ, đó có thể là chìa khoá để họ giữ chân một thế hệ người dùng mới.
Google bước chân vào lĩnh vực ô tô tự hành vào năm 2009 với Project Chauffeur, sau này trở thành công ty con của Alphabet với tên gọi Waymo. Thời điểm đó, các nhà đầu tư mạo hiểm đua nhau đổ tiền vào các công ty khởi nghiệp mới nổi để thách thức Google.
Apple thì tuyển dụng nhân viên của Tesla để làm việc cho một dự án bí mật của mình. Amazon cũng đầu tư vào một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực xe tự hành là Aurora Innovation với CEO là một trong những thành viên sáng lập Project Chauffeur.
Không khó để giải thích vì sao xe tự lái được quan tâm đến vậy. Trên toàn cầu, người tiêu dùng và doanh nghiệp mua hơn 70 triệu xe mỗi năm. Bất kỳ công ty nào hoàn thiện công nghệ xe tự lái sẽ có một lượng khách hàng cực lớn với lời quảng cáo hấp dẫn: ít tai nạn hơn, chủ xe có nhiều thời gian hơn để làm việc hoặc thư giãn. Năm 2019, Goldman Sachs dự đoán thị trường công nghệ lái xe tự động sẽ trị giá 290 tỷ USD vào năm 2035.
"Big Tech sẽ chẳng quan tâm nếu đó không phải thị trường lớn", Gene Munster – đối tác quản lý của Loup Ventures nói với Business Insider. Ông cho biết không khó để tượng tượng thị trường cho công nghệ lái xe tự động sẽ có trị giá lên đến 5.000 tỷ USD. Đối với hầu hết ngành công nghiệp, con số này đều dưới 1.000 tỷ USD.
Nhưng trong những năm gần đây, việc tạo ra một hệ thống tự lái an toàn, hiệu quả và linh hoạt là một thách thức ghê gớm chưa có hồi kết. Những dự đoán trước đây rằng xe tự lái thương mại sẽ sẵn sàng vào đầu những năm 2020 đã sai. Giờ đây, người ta đưa ra các dự đoán dè dặt hơn. Uber và Lyft đã từ bỏ nỗ lực tạo ra hệ thống tự lái, chuyển giao nghiên cứu của mình cho Aurora và công ty con Woven Planet của Toyota.
Mặc dù hiện có không ít các phương tiện được gọi là xe tự hành hoạt động ở Arizona và Nevada (Mỹ), việc phổ biến nhanh ô tô tự lái vẫn là câu hỏi không ai dám trả lời chắc chắn. Theo Gartner, sự cường điệu xung quanh xe tự hành đã mờ dần khi ngành công nghiệp này rơi vào cảnh "vỡ mộng".
Tất nhiên, Big Tech vẫn chưa từ bỏ tham vọng. Theo cách nào đó, họ còn đang thúc đẩy nó mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Waymo được xem là người đi đầu khi ra mắt dịch vụ gọi xe tự hành đầu tiên ở Arizona vào năm 2018. Nhưng dịch vụ có tên Waymo One vẫn chưa mở rộng ra các khu vực khác. Tuy nhiên, cam kết của Alphabet là điều có thể thấy rõ.
"Chúng tôi đang thực hiện phương pháp dài hạn, tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm tốt và an toàn nhất", CEO Alphabet Sundar Pichai nói trong cuộc họp cổ đông thường niên năm 2020. Amazon, trong khi đó tiếp tục mua một công ty khởi nghiệp là Zoox vào năm 2020. Một số người dự đoán Amazon sẽ chuyển trọng tâm của Zoox từ robotaxi sang giao hàng – vốn có ít thách thức công nghệ hơn. Mặc dù vậy, CEO của Zoox cho biết Amazon sẽ không can thiệp vào kế hoạch của họ.
Apple giấu khá kín các kế hoạch của mình nhưng Bloomberg và Reuters đều đưa tin hãng vẫn đang phát triển công nghệ lái xe tự động. Microsoft cũng bước chân vào lĩnh vực này từ tháng 1/2021 khi đầu tư vào Cruise, công ty con về xe tự hành của General Motors.
Munster nhận định sự kiên nhẫn của Big Tech không gây ngạc nhiên bởi họ được biết đến với tư duy dài hạn và chu kỳ phát triển sản phẩm kéo dài. Apple đã chế tạo các nguyên mẫu iPad ít nhất 6 năm trước khi công bố thế hệ đầu tiên.
Sự kiên nhẫn này đến từ 2 yếu tố. Thứ nhất, thành công mà Alphabet, Amazon và Apple đạt được trong các hoạt động kinh doanh cốt lõi cho phép họ dự trữ nguồn tiền mặt khổng lồ để sử dụng cho việc phát triển ô tô tự lái. Thứ 2, cơ hội tìm kiếm khách hàng mới cho Big Tech đang ngày một ít đi, do đó họ phải tìm kiếm những mảng kinh doanh mới nhưng phải đủ lớn để đầu tư và phát triển.
Do đó, xe tự lái không phải là một dự án phù phiếm và hào nhoáng. Đối với những gã khổng lồ công nghệ, đó có thể là chìa khoá để họ giữ chân một thế hệ người dùng mới.
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD