G
Genk tin-ict
Guest
Apple là một trong những công ty thành công nhất thế giới. Ngay cả trong những thời kỳ khó khăn, Apple vẫn không ngừng phát triển và đổi mới. Vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, Apple bắt đầu vươn lên thống trị một loạt các lĩnh vực công nghệ và khẳng định được mình là người dẫn đầu mảng thiết bị di động.
Điều gì khiến Apple đặc biệt đến vậy? Làm thế nào để công ty giữ được vị thế của mình trong nhiều thập kỷ như vậy? Và Apple có gì mà có thể khiến khách hàng tin dùng sản phẩm của họ đến thế? Tiếp theo đây tôi sẽ phân tích về một số khía cạnh khiến Apple trở nên khác biệt so với đối thủ của mình.
Thương hiệu Steve Jobs
Nhắc đến Apple, người ta sẽ ngay lập tức nhớ đến Steve Job, cha đẻ của Apple. Jobs không chỉ trở thành biểu tượng của công ty mà thậm chí ông còn nổi tiếng hơn cả thương hiệu mà ông đã tạo ra. Ông đã giúp công ty phát triển thêm nhiều lĩnh vực mới, bao gồm cả ngành công nghiệp âm nhạc và đặc biệt là điện thoại di động. Steve Jobs có một sở trường rất đặc biệt, đó là dự đoán được mong muốn, nguyện vọng và thị hiếu trước cả khách hàng.
Jobs không chỉ là người truyền cảm hứng thúc đẩy sáng tạo ra sản phẩm mới trên thị trường, mà ông còn tích cực đi đầu thực hiện việc này. Khi trở lại vị trí CEO của Apple vào năm 1997, ông đã đưa ra kế hoạch mở rộng kinh doanh sang thị trường công nghệ di động và cho khách hàng thấy một khía cạnh hoàn toàn khác về trải nghiệm mua hàng.
Sau khi Steve Jobs qua đời vào năm 2011 vì căn bệnh ung thư tuyến tụy, Tim Cook đã tiếp quản vị trí CEO tại Apple. Một số chuyên gia trong ngành cho rằng công ty sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi không có Jobs cho dù Apple đã có chiến lược và sản phẩm để tung ra thị trường trước khi Jobs qua đời. Tuy nhiên trong lúc các đối thủ cạnh tranh tỏ ra "thương tiếc" vì sự ra đi của Steve Jobs, thì Apple vẫn tiếp tục lớn mạnh.
Sản phẩm đa dạng
Có thể nhiều người không biết nhưng thực tế nơi khai sinh ra Apple là một gara nhỏ ở Los Altos, California. Khi mới thành lập, Apple đã bắt đầu tung ra nhiều sản phẩm có mẫu mã đa dạng như máy tính cá nhân Apple II, Macintosh. Và nhiều năm sau, iPod, iPhone, iPad và Apple Watch lần lượt ra đời và được nhiều người săn đón.
Các sản phẩm mới, thậm chí cả các phiên bản nâng cấp hệ điều hành, không chỉ truyền cảm hứng cho khách hàng mà còn cho toàn ngành công nghệ. Mặc dù một số khía cạnh của Apple không được tốt như trước kia, nhưng với sự quan tâm và kỳ vọng mà khách hàng dành cho công ty thì chắc chắn Apple sẽ không ngừng cố gắng và phát triển.
Sự đổi mới liên tục trong kế hoạch kinh doanh
Một lý do quan trọng trong thành công của Apple là sự đổi mới liên tục trong kế hoạch kinh doanh. Jobs rất chăm chỉ nghiên cứu thị trường và cố gắng xác định và nắm bắt thị hiếu của khách hàng. Apple ban đầu chỉ là một công ty máy tính như bao công ty máy tính khác. Chính vì thế Jobs luôn biết rằng nếu Apple muốn tồn tại và phát triển thì công ty phải làm nhiều hơn những gì các công ty cùng ngành đã làm.
Apple phải mở rộng các dịch vụ của mình nếu muốn phát triển. Do đó, công ty đã thay đổi kế hoạch kinh doanh nhằm tung ra nhiều loại sản phẩm hơn bắt đầu với việc phát hành Final Cut Pro. Ngoài máy tính để bàn, công ty đã thử nghiệm với rất nhiều sản phẩm khác như máy nghe nhạc MP3, điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ, trợ lý ảo (Siri),...
Jobs cũng đã đổi tên công ty từ Apple Computer thành Apple để cho mọi người thấy Apple là một tập đoàn đa ngành chứ không chỉ chuyên về máy tính.
Cửa hàng bán lẻ và trải nghiệm khách hàng
Apple cảm thấy rằng các cửa hàng bán lẻ truyền thống không cung cấp dịch vụ trải nghiệm sản phẩm. Apple biết rằng dịch vụ này sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng và giúp khách hàng tin dùng sản phẩm của mình. Vậy nên Apple đã quyết định mở cửa hàng bán lẻ của riêng mình. Sự xuất hiện của các cửa hàng bán lẻ mang thương hiệu Apple đã một bước ngoặt lớn đối với công ty.
Tính đến năm 2015, Apple có hơn 460 cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới. Điều này đã tạo động lực thúc đẩy công ty tăng trưởng mạnh trên thị trường di động.
Quan hệ đối tác
Có một sự kiện khá bất ngờ đã xảy ra vào năm 1997. Đó là Steve Jobs tuyên bố hợp tác với đối thủ Microsoft và Bill Gates sẽ đảm bảo khoản đầu tư 150.000.000 USD vào Apple. Đồng thời, với thỏa thuận này, Microsoft sẽ được phép cung cấp bộ công cụ Microsoft Office trên các dòng máy Mac. Jobs tuyên bố: "Chúng ta phải bỏ ngay quan niệm Apple thắng thì Microsoft phải thua. Việc hợp tác với Microsoft đã tạo ra rất nhiều lợi ích cho chúng ta vào những năm 1990. Đồng thời thỏa thuận này giúp danh tiếng của chúng ta ổn định và đứng vững trở lại."
Sau đó, Jobs cũng hợp tác với Samsung trong việc sản xuất linh kiện cho các công ty đối thủ. Điều này càng nâng cao lợi nhuận và danh tiếng của công ty với tư cách là nhà cung cấp linh kiện di động.
Mở ra cơ hội việc làm
Khi thâm nhập thị trường châu Á và châu Phi, Apple đã mở ra cơ hội việc làm mới cho các nhà phát triển ứng dụng iPhone ở các châu lục đó. Ngoài ra, công ty đã thuê nhân viên từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà sử học,... và nhờ đó Apple có thẻ truyền tải văn hóa của công ty một cách rộng rãi. Người ta ước tính được, chỉ riêng ở Hoa Kỳ, Apple đã tạo ra khoảng hai triệu việc làm và con số đó còn chưa bao gồm những nhân viên sản xuất linh kiện cho iPhone trên toàn thế giới.
Điều gì khiến Apple đặc biệt đến vậy? Làm thế nào để công ty giữ được vị thế của mình trong nhiều thập kỷ như vậy? Và Apple có gì mà có thể khiến khách hàng tin dùng sản phẩm của họ đến thế? Tiếp theo đây tôi sẽ phân tích về một số khía cạnh khiến Apple trở nên khác biệt so với đối thủ của mình.
Thương hiệu Steve Jobs
Nhắc đến Apple, người ta sẽ ngay lập tức nhớ đến Steve Job, cha đẻ của Apple. Jobs không chỉ trở thành biểu tượng của công ty mà thậm chí ông còn nổi tiếng hơn cả thương hiệu mà ông đã tạo ra. Ông đã giúp công ty phát triển thêm nhiều lĩnh vực mới, bao gồm cả ngành công nghiệp âm nhạc và đặc biệt là điện thoại di động. Steve Jobs có một sở trường rất đặc biệt, đó là dự đoán được mong muốn, nguyện vọng và thị hiếu trước cả khách hàng.
Jobs không chỉ là người truyền cảm hứng thúc đẩy sáng tạo ra sản phẩm mới trên thị trường, mà ông còn tích cực đi đầu thực hiện việc này. Khi trở lại vị trí CEO của Apple vào năm 1997, ông đã đưa ra kế hoạch mở rộng kinh doanh sang thị trường công nghệ di động và cho khách hàng thấy một khía cạnh hoàn toàn khác về trải nghiệm mua hàng.
Sau khi Steve Jobs qua đời vào năm 2011 vì căn bệnh ung thư tuyến tụy, Tim Cook đã tiếp quản vị trí CEO tại Apple. Một số chuyên gia trong ngành cho rằng công ty sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi không có Jobs cho dù Apple đã có chiến lược và sản phẩm để tung ra thị trường trước khi Jobs qua đời. Tuy nhiên trong lúc các đối thủ cạnh tranh tỏ ra "thương tiếc" vì sự ra đi của Steve Jobs, thì Apple vẫn tiếp tục lớn mạnh.
Sản phẩm đa dạng
Có thể nhiều người không biết nhưng thực tế nơi khai sinh ra Apple là một gara nhỏ ở Los Altos, California. Khi mới thành lập, Apple đã bắt đầu tung ra nhiều sản phẩm có mẫu mã đa dạng như máy tính cá nhân Apple II, Macintosh. Và nhiều năm sau, iPod, iPhone, iPad và Apple Watch lần lượt ra đời và được nhiều người săn đón.
Các sản phẩm mới, thậm chí cả các phiên bản nâng cấp hệ điều hành, không chỉ truyền cảm hứng cho khách hàng mà còn cho toàn ngành công nghệ. Mặc dù một số khía cạnh của Apple không được tốt như trước kia, nhưng với sự quan tâm và kỳ vọng mà khách hàng dành cho công ty thì chắc chắn Apple sẽ không ngừng cố gắng và phát triển.
Sự đổi mới liên tục trong kế hoạch kinh doanh
Một lý do quan trọng trong thành công của Apple là sự đổi mới liên tục trong kế hoạch kinh doanh. Jobs rất chăm chỉ nghiên cứu thị trường và cố gắng xác định và nắm bắt thị hiếu của khách hàng. Apple ban đầu chỉ là một công ty máy tính như bao công ty máy tính khác. Chính vì thế Jobs luôn biết rằng nếu Apple muốn tồn tại và phát triển thì công ty phải làm nhiều hơn những gì các công ty cùng ngành đã làm.
Apple phải mở rộng các dịch vụ của mình nếu muốn phát triển. Do đó, công ty đã thay đổi kế hoạch kinh doanh nhằm tung ra nhiều loại sản phẩm hơn bắt đầu với việc phát hành Final Cut Pro. Ngoài máy tính để bàn, công ty đã thử nghiệm với rất nhiều sản phẩm khác như máy nghe nhạc MP3, điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ, trợ lý ảo (Siri),...
Jobs cũng đã đổi tên công ty từ Apple Computer thành Apple để cho mọi người thấy Apple là một tập đoàn đa ngành chứ không chỉ chuyên về máy tính.
Cửa hàng bán lẻ và trải nghiệm khách hàng
Apple cảm thấy rằng các cửa hàng bán lẻ truyền thống không cung cấp dịch vụ trải nghiệm sản phẩm. Apple biết rằng dịch vụ này sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng và giúp khách hàng tin dùng sản phẩm của mình. Vậy nên Apple đã quyết định mở cửa hàng bán lẻ của riêng mình. Sự xuất hiện của các cửa hàng bán lẻ mang thương hiệu Apple đã một bước ngoặt lớn đối với công ty.
Tính đến năm 2015, Apple có hơn 460 cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới. Điều này đã tạo động lực thúc đẩy công ty tăng trưởng mạnh trên thị trường di động.
Quan hệ đối tác
Có một sự kiện khá bất ngờ đã xảy ra vào năm 1997. Đó là Steve Jobs tuyên bố hợp tác với đối thủ Microsoft và Bill Gates sẽ đảm bảo khoản đầu tư 150.000.000 USD vào Apple. Đồng thời, với thỏa thuận này, Microsoft sẽ được phép cung cấp bộ công cụ Microsoft Office trên các dòng máy Mac. Jobs tuyên bố: "Chúng ta phải bỏ ngay quan niệm Apple thắng thì Microsoft phải thua. Việc hợp tác với Microsoft đã tạo ra rất nhiều lợi ích cho chúng ta vào những năm 1990. Đồng thời thỏa thuận này giúp danh tiếng của chúng ta ổn định và đứng vững trở lại."
Sau đó, Jobs cũng hợp tác với Samsung trong việc sản xuất linh kiện cho các công ty đối thủ. Điều này càng nâng cao lợi nhuận và danh tiếng của công ty với tư cách là nhà cung cấp linh kiện di động.
Mở ra cơ hội việc làm
Khi thâm nhập thị trường châu Á và châu Phi, Apple đã mở ra cơ hội việc làm mới cho các nhà phát triển ứng dụng iPhone ở các châu lục đó. Ngoài ra, công ty đã thuê nhân viên từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà sử học,... và nhờ đó Apple có thẻ truyền tải văn hóa của công ty một cách rộng rãi. Người ta ước tính được, chỉ riêng ở Hoa Kỳ, Apple đã tạo ra khoảng hai triệu việc làm và con số đó còn chưa bao gồm những nhân viên sản xuất linh kiện cho iPhone trên toàn thế giới.
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD