G
Genk tin-ict
Guest
Tại sự kiện One More Thing diễn ra rạng sáng 11.11, gã khổng lồ công nghệ Apple đã chính thức trình làng ra mắt ba sản phẩm Mac mới gồm MacBook Air, MacBook Pro và Mac mini. Điểm đáng chú ý nhất của dòng Mac mới này đến từ việc cả 3 thiết bị đều sử dụng con chip Apple M1 hoàn toàn mới do Apple tự nghiên cứu và phát triển trên nền kiến trúc ARM, thay vì các con chip của Intel như các đời Mac trước đây.
Cũng tại sự kiện ra mắt, Apple đã tự tin khẳng định M1 chính là con chip di động nhanh nhất thế giới hiện nay. Tuyên bố này của Táo khuyết sau đó đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi, đặc biệt là khi hãng này không công bố bất kỳ kết quả benchmark cụ thể nào của con chip Apple M1.
Tuy nhiên mới đây nhất, một loạt điểm số benchmark của con chip này đã được hé lộ. Và kết quả thu được dường như lại trái ngược so với những tuyên bố của Apple.
Apple M1 có thực sự mạnh hơn chip di động của AMD và Intel?
Con chip M1 của Apple được phát triển trên tiến trình 5nm tiên tiến nhất hiện nay, vốn được cung cấp bởi công ty sản xuất bán dẫn TSMC. Để so sánh, các mẫu CPU di động kiến trúc x86 của Intel được xây dựng trên tiến trình 10nm, trong khi AMD sử dụng tiến trình 7nm.
M1 trang bị 8 nhân (bao gồm 4 nhân hiệu năng cao và 4 nhân tiết kiệm điện), tích hợp tới 16 tỷ bóng bán dẫn,
Về cơ bản, việc thu nhỏ tiến trình sẽ giúp các con chip đạt được lợi thế về mặt giảm lượng điện năng tiêu thụ, nhiệt độ thấp hơn, đồng thời tích hợp được mật độ bóng bán dẫn cao hơn. Tuy nhiên, với riêng trường hợp của Apple M1, lợi thế trên gần như không xuất hiện.
Theo thông tin đăng tải bởi trang Wccftech, con chip Apple M1 đã bị ‘đả bại’ về mặt hiệu năng bởi một loạt các mẫu CPU di động từ AMD và Intel, dựa theo kết quả benchmark bằng Cinebench R23 - phần mềm thường được các chuyên gia công nghệ sử dụng để đánh giá hiệu năng CPU. Nhờ khả năng vắt kiệt’ 100% hiệu xuất xử lý & tính toán của CPU, điểm số benchmark bằng Cinebench R23 có độ tin cậy cao hơn Geekbench. Bản thân kết quả benchmark bằng Geekbench (vốn chạy nhiều thuật toán và lấy kết quả trung bình nhân) cũng dễ xảy ra sai lệch nếu các thuật toán được tối ưu cụ thể cho một kiến trúc nào đó.
Bảng so sánh hiệu năng đa nhân bằng phần mềm Cinebench R23
Cụ thể, trong bài thử nghiệm hiệu năng đa nhân bằng Cinebench R33, tất cả các mẫu CPU Ryzen 4000 trên tiến trình 7nm của AMD đã thể hiện sự thống trị tuyệt đối về mặt hiệu suất. Con chip M1 của Apple chỉ đạt khoảng 7508 điểm đa nhân, kém xa so với mẫu CPU di động cao cấp nhất của AMD là Ryzen 9 4900h (đạt 11061 điểm – chênh lệch 38,2% về hiệu suất đa nhân).
Đáng chú ý, một con chip xây dựng trên tiến trình 14nm của Intel là i7-10850H thậm chí còn có hiệu năng đa nhân gần như ngang ngửa với M1. Nếu so với i7 1185G7 – mẫu CPU 4 nhân thuộc dòng Tiger Lake phát triển trên tiến trình 10nm của Intel, hiệu năng của M1 cũng chỉ cao hơn 1000 điểm, bất chấp con chip của Apple có số nhân nhiều hơn gấp đôi.
Sang đến bài thử nghiệm hiệu năng đơn nhân bằng Cinebench R33, màn thể hiện của M1 đã tốt hơn đáng kể, vượt qua dòng Ryzen 4000 của AMD và chỉ chịu thua 2 đại diện của Intel. Điều này cũng khá dễ hiểu, khi các mẫu CPU Ryzen 4000 dành cho nền tảng di động không thực sự mạnh về khả năng xử lý đơn nhân, do IPC của kiến trúc Zen 2 vẫn thua kém Intel đáng kể (vấn đề này đã được khắc phục với kiến trúc Zen 3 & dòng Ryzen 5000 trên PC).
Song cũng phải nói thêm, điểm hiệu năng đơn nhân không thực sự mang nhiều ý nghĩa, khi hầu hết các ứng dụng hiện tại đều tận dụng sức mạnh xử lý đa luồng của CPU.
Bảng so sánh hiệu năng đơn nhân bằng phần mềm Cinebench R23
Dựa trên kết quả benchmark nói trên, trang tin công nghệ Wccftech đã khẳng định rõ Apple M1 hoàn toàn không phải là con chip di động nhanh nhất hiện nay. Mặc dù sở hữu hiệu năng xử lý ấn tượng, Apple rõ ràng đã quá mạnh miệng khi cho rằng con chip vượt xa so với các con chip di động của AMD và Intel.
Tuy nhiên, việc chuyển sang dùng chip M1 (thay vì CPU từ AMD và Intel) vẫn là một nước đi hợp lý với Apple thời điểm hiện tại, theo nhận định trang Wccftech. Nhờ hợp đồng độc quyền với TSMC, Apple đã có cơ hội tiếp cận với tiến trình phát triển CPI mới nhất hiện nay, sớm hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Apple cũng có thể tận dụng lợi thế về tiến trình 5nm để kết hợp với kiến trúc ARM của mình. Kết quả, chi phí sản xuất các con chip ‘cây nhà lá vườn’ của Apple sẽ rẻ hơn đáng kể - giúp tăng biên độ lợi nhuận, trong khi hiệu năng không hề quá thua kém so với Intel và AMD. Trên thực tế, nhờ vào khả năng tối ưu hóa cực tốt phần cứng và phần mềm của Apple, người dùng khó có thể nhận ra sự khác biệt về hiệu suất.
Cũng tại sự kiện ra mắt, Apple đã tự tin khẳng định M1 chính là con chip di động nhanh nhất thế giới hiện nay. Tuyên bố này của Táo khuyết sau đó đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi, đặc biệt là khi hãng này không công bố bất kỳ kết quả benchmark cụ thể nào của con chip Apple M1.
Tuy nhiên mới đây nhất, một loạt điểm số benchmark của con chip này đã được hé lộ. Và kết quả thu được dường như lại trái ngược so với những tuyên bố của Apple.
Apple M1 có thực sự mạnh hơn chip di động của AMD và Intel?
Con chip M1 của Apple được phát triển trên tiến trình 5nm tiên tiến nhất hiện nay, vốn được cung cấp bởi công ty sản xuất bán dẫn TSMC. Để so sánh, các mẫu CPU di động kiến trúc x86 của Intel được xây dựng trên tiến trình 10nm, trong khi AMD sử dụng tiến trình 7nm.
M1 trang bị 8 nhân (bao gồm 4 nhân hiệu năng cao và 4 nhân tiết kiệm điện), tích hợp tới 16 tỷ bóng bán dẫn,
Về cơ bản, việc thu nhỏ tiến trình sẽ giúp các con chip đạt được lợi thế về mặt giảm lượng điện năng tiêu thụ, nhiệt độ thấp hơn, đồng thời tích hợp được mật độ bóng bán dẫn cao hơn. Tuy nhiên, với riêng trường hợp của Apple M1, lợi thế trên gần như không xuất hiện.
Theo thông tin đăng tải bởi trang Wccftech, con chip Apple M1 đã bị ‘đả bại’ về mặt hiệu năng bởi một loạt các mẫu CPU di động từ AMD và Intel, dựa theo kết quả benchmark bằng Cinebench R23 - phần mềm thường được các chuyên gia công nghệ sử dụng để đánh giá hiệu năng CPU. Nhờ khả năng vắt kiệt’ 100% hiệu xuất xử lý & tính toán của CPU, điểm số benchmark bằng Cinebench R23 có độ tin cậy cao hơn Geekbench. Bản thân kết quả benchmark bằng Geekbench (vốn chạy nhiều thuật toán và lấy kết quả trung bình nhân) cũng dễ xảy ra sai lệch nếu các thuật toán được tối ưu cụ thể cho một kiến trúc nào đó.
Bảng so sánh hiệu năng đa nhân bằng phần mềm Cinebench R23
Cụ thể, trong bài thử nghiệm hiệu năng đa nhân bằng Cinebench R33, tất cả các mẫu CPU Ryzen 4000 trên tiến trình 7nm của AMD đã thể hiện sự thống trị tuyệt đối về mặt hiệu suất. Con chip M1 của Apple chỉ đạt khoảng 7508 điểm đa nhân, kém xa so với mẫu CPU di động cao cấp nhất của AMD là Ryzen 9 4900h (đạt 11061 điểm – chênh lệch 38,2% về hiệu suất đa nhân).
Đáng chú ý, một con chip xây dựng trên tiến trình 14nm của Intel là i7-10850H thậm chí còn có hiệu năng đa nhân gần như ngang ngửa với M1. Nếu so với i7 1185G7 – mẫu CPU 4 nhân thuộc dòng Tiger Lake phát triển trên tiến trình 10nm của Intel, hiệu năng của M1 cũng chỉ cao hơn 1000 điểm, bất chấp con chip của Apple có số nhân nhiều hơn gấp đôi.
Sang đến bài thử nghiệm hiệu năng đơn nhân bằng Cinebench R33, màn thể hiện của M1 đã tốt hơn đáng kể, vượt qua dòng Ryzen 4000 của AMD và chỉ chịu thua 2 đại diện của Intel. Điều này cũng khá dễ hiểu, khi các mẫu CPU Ryzen 4000 dành cho nền tảng di động không thực sự mạnh về khả năng xử lý đơn nhân, do IPC của kiến trúc Zen 2 vẫn thua kém Intel đáng kể (vấn đề này đã được khắc phục với kiến trúc Zen 3 & dòng Ryzen 5000 trên PC).
Song cũng phải nói thêm, điểm hiệu năng đơn nhân không thực sự mang nhiều ý nghĩa, khi hầu hết các ứng dụng hiện tại đều tận dụng sức mạnh xử lý đa luồng của CPU.
Bảng so sánh hiệu năng đơn nhân bằng phần mềm Cinebench R23
Dựa trên kết quả benchmark nói trên, trang tin công nghệ Wccftech đã khẳng định rõ Apple M1 hoàn toàn không phải là con chip di động nhanh nhất hiện nay. Mặc dù sở hữu hiệu năng xử lý ấn tượng, Apple rõ ràng đã quá mạnh miệng khi cho rằng con chip vượt xa so với các con chip di động của AMD và Intel.
Tuy nhiên, việc chuyển sang dùng chip M1 (thay vì CPU từ AMD và Intel) vẫn là một nước đi hợp lý với Apple thời điểm hiện tại, theo nhận định trang Wccftech. Nhờ hợp đồng độc quyền với TSMC, Apple đã có cơ hội tiếp cận với tiến trình phát triển CPI mới nhất hiện nay, sớm hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Apple cũng có thể tận dụng lợi thế về tiến trình 5nm để kết hợp với kiến trúc ARM của mình. Kết quả, chi phí sản xuất các con chip ‘cây nhà lá vườn’ của Apple sẽ rẻ hơn đáng kể - giúp tăng biên độ lợi nhuận, trong khi hiệu năng không hề quá thua kém so với Intel và AMD. Trên thực tế, nhờ vào khả năng tối ưu hóa cực tốt phần cứng và phần mềm của Apple, người dùng khó có thể nhận ra sự khác biệt về hiệu suất.
Tham khảo Wccftech
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD