G
Genk tin-ict
Guest
15 năm chính là quãng thời gian Jassy đã bỏ ra để biến đổi Amazon, đưa nó từ một gã khổng lồ thương mại điện tử thành một công ty công nghệ có lợi nhuận cao, tạo ra và sau đó thống trị thị trường hạ tầng đám mây toàn cầu.
Giờ đây, người đàn ông ấy sắp trở thành CEO của công ty có giá trị vốn hóa cao thứ 3 ở Mỹ chỉ sau Apple và Microsoft. Hôm 2/2, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos cho biết Jassy sẽ kế nhiệm ông trong vai trò CEO của công ty sau khi ông rời vị trí này vào quý 3 năm nay. Như vậy, Jassy sẽ trở thành CEO thứ 2 của Amazon trong lịch sử 27 năm của doanh nghiệp này.
Jassy tốt nghiệp đại học Harvard năm 1990 và Trường Kinh doanh Harvard vào năm 1997. Sau đó, ông gia nhập Amazon và chưa bao giờ rời đi. Trong một cuộc phỏng vấn vào mùa thu năm ngoái, Jassy chia sẻ rằng vợ chồng ông đã chuyển đến bờ biển phía tây để vợ có cơ hội gần gũi với gia đình cô ấy trong vài năm trước khi chuyển về New York. "Việc này xảy ra 23 năm trước và thời hạn đó có lẽ đã hết", Jassy chia sẻ.
Amazon trả cho Jassy tổng cộng 348.809 USD vào năm 2019, giảm từ 19,7 triệu USD của năm 2018 khi ông nhận hơn 19 triệu USD tiền thưởng cổ phiếu. Ngoài ra, Jassy còn sở hữu khoảng 85.000 cổ phiếu Amazon trị giá khoảng 287,3 triệu USD tính theo giá đóng cửa ngày 2/2. Lượng cổ phiếu của Jassy hiện đã giảm từ hơn 100.000 cổ phiếu hồi năm ngoái.
Điều quan trọng trong thành công của Jassy là khả năng thu hút các loại hình doanh nghiệp và tổ chức đến với các dịch vụ điện toán đám mây mà Amazon cung cấp. Ngay cả những công ty mới thành lập nhỏ nhất tới những doanh nghiệp lớn nhất thế giới như Apple đều có thể sử dụng dịch vụ của Amazon. Thậm chí, người đàn ông này còn giành được hợp đồng từ Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ.
Trong những năm gần đây, nhiều hợp đồng của AWS đã được công khai khi các doanh nghiệp như Pinterest, Slack, Lyft và Snowflake nộp đơn xin IPO. Theo quy định, họ cần phải tiết lộ chi tiêu lớn trong lĩnh vực điện toán đám mây và từ đó, Amazon hiện diện.
Khi AWS bắt đầu triển khai dịch vụ vào năm 2006, trong tâm của họ là cung cấp khả năng lưu trữ và tính toán trên đám mây. Khách hàng của họ chủ yếu là các công ty công nghệ nhỏ hơn và các nhóm phát triển ứng dụng. Khi những doanh nghiệp này lớn lên, nhiều trong số họ không bao giờ mua máy chủ hoặc mảng lưu trữ riêng của mình. Thay vào đó, họ dựa vào Amazon để đáp ứng tất cả các nhu cầu về trung tâm dữ liệu.
Vào thời điểm Microsoft nghiêm túc với Azure và Google bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào nền tảng đám mây của mình, Jassy đã kịp xây dựng cho mình nền móng mà cho đến nay trở thành một vị thế dẫn đầu không thể vượt qua.
Tính đến giữa năm 2020, Amazon kiểm soát 33% thị trường dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây toàn cầu, tiếp theo là Microsoft với 18% và Google với 9%. Hôm 2/2, Amazon cho biết doanh thu điện toán đám mây trong quý 4 đã tăng 28% lên 12,7 tỷ USD. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này đã tăng 37% lên 3,56 tỷ USD, chiếm 52% tổng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh của Amazon.
Trong những năm gần đây, điện toán đám mây đã mở rộng ra ngoài tính toán và lưu trữ. Thay vào đó, nó cung cấp một loạt dịch vụ khác nhau trên cơ sở hạ tầng của mình, bao gồm cơ sở dữ liệu, công cụ phân tích, phân phối nội dung và phần mềm học máy. Điều đó biến Amazon thành đối thủ cạnh tranh khốc liệt với các công ty như Oracle hay những công ty mới nổi như Snowflake.
Trong cộng đồng điện toán đám mây, Jassy được xem là tên tuổi lớn, có tiếng nói. Trong các hội nghị chuyên ngành, người đàn ông này được biết tới với các bài phát biểu hoành tráng và ví dụ minh họa cụ thể. Năm 2016, Jassy mang hẳn 1 chiếc xe tải 18 bánh có tên Snowmobile để trình diễn cách AWS có thể chuyển dữ liệu trung tâm của một doanh nghiệp vào đám mây của Amazon.
Với vai trò của mình, Jassy đã được tin tưởng để trở thành CEO tiếp theo của Amazon vào cuối năm nay khi Bezos chuyển sang làm chủ tịch điều hành của công ty. Thông báo này được đưa ra chưa đầy nửa năm sau khi Jeff Wilke, người đừng phụ trách mảnh kinh doanh tiêu dùng toàn cầu của Amazon và cũng là người đứng đầu trong danh sách kế nhiệm Bezos, tuyên bố nghỉ hưu.
Việc người đứng đầu lĩnh vực điện toán đám mây được chọn trở thành lãnh đạo mới của Amazon phần nào phản ánh hướng đi của gã khổng lồ thương mại điện tử trong tương lai.
Giờ đây, người đàn ông ấy sắp trở thành CEO của công ty có giá trị vốn hóa cao thứ 3 ở Mỹ chỉ sau Apple và Microsoft. Hôm 2/2, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos cho biết Jassy sẽ kế nhiệm ông trong vai trò CEO của công ty sau khi ông rời vị trí này vào quý 3 năm nay. Như vậy, Jassy sẽ trở thành CEO thứ 2 của Amazon trong lịch sử 27 năm của doanh nghiệp này.
Jassy, 53 tuổi, là một trong nhóm lãnh đạo ưu tú của Bezos được gọi là S-team. Dù là người đứng đầu bộ phận điện toán đám mây của Amazon kể từ khi nó được thành lập nhưng phải tới năm 2016, Bezos mới chính thức trao cho Jassy một danh phận với chức danh giám đốc điều hành bộ phận điện toán đám mây. Hồi tháng 9/2020, Bezos gọi Jassy là người "kế nhiệm rõ ràng" của mình.Jassy tốt nghiệp đại học Harvard năm 1990 và Trường Kinh doanh Harvard vào năm 1997. Sau đó, ông gia nhập Amazon và chưa bao giờ rời đi. Trong một cuộc phỏng vấn vào mùa thu năm ngoái, Jassy chia sẻ rằng vợ chồng ông đã chuyển đến bờ biển phía tây để vợ có cơ hội gần gũi với gia đình cô ấy trong vài năm trước khi chuyển về New York. "Việc này xảy ra 23 năm trước và thời hạn đó có lẽ đã hết", Jassy chia sẻ.
Amazon trả cho Jassy tổng cộng 348.809 USD vào năm 2019, giảm từ 19,7 triệu USD của năm 2018 khi ông nhận hơn 19 triệu USD tiền thưởng cổ phiếu. Ngoài ra, Jassy còn sở hữu khoảng 85.000 cổ phiếu Amazon trị giá khoảng 287,3 triệu USD tính theo giá đóng cửa ngày 2/2. Lượng cổ phiếu của Jassy hiện đã giảm từ hơn 100.000 cổ phiếu hồi năm ngoái.
Điều quan trọng trong thành công của Jassy là khả năng thu hút các loại hình doanh nghiệp và tổ chức đến với các dịch vụ điện toán đám mây mà Amazon cung cấp. Ngay cả những công ty mới thành lập nhỏ nhất tới những doanh nghiệp lớn nhất thế giới như Apple đều có thể sử dụng dịch vụ của Amazon. Thậm chí, người đàn ông này còn giành được hợp đồng từ Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ.
Trong những năm gần đây, nhiều hợp đồng của AWS đã được công khai khi các doanh nghiệp như Pinterest, Slack, Lyft và Snowflake nộp đơn xin IPO. Theo quy định, họ cần phải tiết lộ chi tiêu lớn trong lĩnh vực điện toán đám mây và từ đó, Amazon hiện diện.
Khi AWS bắt đầu triển khai dịch vụ vào năm 2006, trong tâm của họ là cung cấp khả năng lưu trữ và tính toán trên đám mây. Khách hàng của họ chủ yếu là các công ty công nghệ nhỏ hơn và các nhóm phát triển ứng dụng. Khi những doanh nghiệp này lớn lên, nhiều trong số họ không bao giờ mua máy chủ hoặc mảng lưu trữ riêng của mình. Thay vào đó, họ dựa vào Amazon để đáp ứng tất cả các nhu cầu về trung tâm dữ liệu.
Vào thời điểm Microsoft nghiêm túc với Azure và Google bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào nền tảng đám mây của mình, Jassy đã kịp xây dựng cho mình nền móng mà cho đến nay trở thành một vị thế dẫn đầu không thể vượt qua.
Tính đến giữa năm 2020, Amazon kiểm soát 33% thị trường dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây toàn cầu, tiếp theo là Microsoft với 18% và Google với 9%. Hôm 2/2, Amazon cho biết doanh thu điện toán đám mây trong quý 4 đã tăng 28% lên 12,7 tỷ USD. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này đã tăng 37% lên 3,56 tỷ USD, chiếm 52% tổng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh của Amazon.
Trong những năm gần đây, điện toán đám mây đã mở rộng ra ngoài tính toán và lưu trữ. Thay vào đó, nó cung cấp một loạt dịch vụ khác nhau trên cơ sở hạ tầng của mình, bao gồm cơ sở dữ liệu, công cụ phân tích, phân phối nội dung và phần mềm học máy. Điều đó biến Amazon thành đối thủ cạnh tranh khốc liệt với các công ty như Oracle hay những công ty mới nổi như Snowflake.
Trong cộng đồng điện toán đám mây, Jassy được xem là tên tuổi lớn, có tiếng nói. Trong các hội nghị chuyên ngành, người đàn ông này được biết tới với các bài phát biểu hoành tráng và ví dụ minh họa cụ thể. Năm 2016, Jassy mang hẳn 1 chiếc xe tải 18 bánh có tên Snowmobile để trình diễn cách AWS có thể chuyển dữ liệu trung tâm của một doanh nghiệp vào đám mây của Amazon.
Với vai trò của mình, Jassy đã được tin tưởng để trở thành CEO tiếp theo của Amazon vào cuối năm nay khi Bezos chuyển sang làm chủ tịch điều hành của công ty. Thông báo này được đưa ra chưa đầy nửa năm sau khi Jeff Wilke, người đừng phụ trách mảnh kinh doanh tiêu dùng toàn cầu của Amazon và cũng là người đứng đầu trong danh sách kế nhiệm Bezos, tuyên bố nghỉ hưu.
Việc người đứng đầu lĩnh vực điện toán đám mây được chọn trở thành lãnh đạo mới của Amazon phần nào phản ánh hướng đi của gã khổng lồ thương mại điện tử trong tương lai.
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD