G
Genk tin-ict
Guest
Blue Origin, công ty du hành vũ trụ của tỷ phú Jeff Bezos, vừa thực hiện nhiệm vụ đầu tiên của họ trong năm 2020 này khi phóng thành công tên lửa tầm dưới quỹ đạo New Shepard tại bãi phóng Đông Texas. Đáng chú ý hơn cả, đây là lần phóng thành công thứ 7 (bao gồm cả hôm qua) của riêng tên lửa này và cũng là lần phóng tên lửa thứ 13 của loại tên lửa New Shepard.
Với 7 lần phóng thành công, tên lửa New Shepard này của Blue Origin cũng đã ngang bằng với kỷ lục của tên lửa Falcon 9 đến từ đối thủ SpaceX. Giữa tháng 8 vừa qua, tên lửa Falcon 9 vừa lập nên một kỷ lục khi đã tái sử dụng được 6 lần. Dù tên lửa New Shepard có tầm hoạt động thấp hơn nhiều so với Falcon 9 nhưng đây vẫn là một cột mốc đáng ngưỡng mộ của Blue Origin.
Cảnh tên lửa New Shepard bay lên khỏi bãi phóng.
Lần phóng hôm qua nhằm kiểm tra hệ thống cảm biến hạ cánh chủ động của NASA, vốn sẽ được sử dụng trên để tạo nên một hệ thống hạ cánh linh hoạt hơn, chính xác hơn và có thể tự hành dành cho các phương tiện hạ cánh xuống Mặt Trăng trong tương lai.
Việc thử nghiệm hệ thống hạ cánh của NASA cũng đánh dấu lần đầu tiên Blue Origin thực hiện một chuyến bay có tải trọng đặt ở bên ngoài tên lửa New Shepard.
Bên ngoài tên lửa New Shepard gắn thiết bị thử nghiệm SPLICE của NASA với 2 cụm cảm biến màu trắng được gắn phía dưới vây của bộ thăng bằng.
Cho đến nay, tất cả các chuyến phóng có tải trọng của New Shepard đều được trong các viên nang nằm ở phần đầu tên lửa này. Tuy nhiên, việc thử nghiệm đặt tải bên ngoài tên lửa là rất cần thiết để thực hiện các đo đạc phục vụ cho khả năng hạ cánh một cách chính xác của tàu vũ trụ trong tương lai.
Cho dù NASA đã từng hạ cánh xuống Mặt Trăng trước đây, họ vẫn muốn nâng cấp công nghệ này để có thể thực hiện các nhiệm vụ khó khăn một cách hoàn toàn tự động với độ chính xác cao hơn. Họ còn muốn tạo ra các tàu vũ trụ tương lai có khả năng làm như vậy nhiều lần một cách đáng tin cậy vì mục tiêu của NASA với mặt trăng là thiết lập sự hiện diện của con người trên vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Trái đất.
Cảnh tên lửa New Shepard hạ cánh an toàn xuống mặt đất
Một số các thử nghiệm khác cũng được thực hiện trong khoang chứa của tên lửa New Shepard. Lần phóng này còn để thử nghiệm một tấm chắn nhiệt mới để sử dụng cho các tên lửa New Glenn trong tương lai – tàu vũ trụ thế hệ kế tiếp của Blue Origin với khả năng phóng lên quỹ đạo Trái đất cùng tải trọng, bổ sung thêm các khả năng mới cho công ty bên cạnh tên lửa New Shepard.
Với 7 lần phóng thành công, tên lửa New Shepard này của Blue Origin cũng đã ngang bằng với kỷ lục của tên lửa Falcon 9 đến từ đối thủ SpaceX. Giữa tháng 8 vừa qua, tên lửa Falcon 9 vừa lập nên một kỷ lục khi đã tái sử dụng được 6 lần. Dù tên lửa New Shepard có tầm hoạt động thấp hơn nhiều so với Falcon 9 nhưng đây vẫn là một cột mốc đáng ngưỡng mộ của Blue Origin.
Cảnh tên lửa New Shepard bay lên khỏi bãi phóng.
Lần phóng hôm qua nhằm kiểm tra hệ thống cảm biến hạ cánh chủ động của NASA, vốn sẽ được sử dụng trên để tạo nên một hệ thống hạ cánh linh hoạt hơn, chính xác hơn và có thể tự hành dành cho các phương tiện hạ cánh xuống Mặt Trăng trong tương lai.
Việc thử nghiệm hệ thống hạ cánh của NASA cũng đánh dấu lần đầu tiên Blue Origin thực hiện một chuyến bay có tải trọng đặt ở bên ngoài tên lửa New Shepard.
Bên ngoài tên lửa New Shepard gắn thiết bị thử nghiệm SPLICE của NASA với 2 cụm cảm biến màu trắng được gắn phía dưới vây của bộ thăng bằng.
Cho đến nay, tất cả các chuyến phóng có tải trọng của New Shepard đều được trong các viên nang nằm ở phần đầu tên lửa này. Tuy nhiên, việc thử nghiệm đặt tải bên ngoài tên lửa là rất cần thiết để thực hiện các đo đạc phục vụ cho khả năng hạ cánh một cách chính xác của tàu vũ trụ trong tương lai.
Cho dù NASA đã từng hạ cánh xuống Mặt Trăng trước đây, họ vẫn muốn nâng cấp công nghệ này để có thể thực hiện các nhiệm vụ khó khăn một cách hoàn toàn tự động với độ chính xác cao hơn. Họ còn muốn tạo ra các tàu vũ trụ tương lai có khả năng làm như vậy nhiều lần một cách đáng tin cậy vì mục tiêu của NASA với mặt trăng là thiết lập sự hiện diện của con người trên vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Trái đất.
Cảnh tên lửa New Shepard hạ cánh an toàn xuống mặt đất
Một số các thử nghiệm khác cũng được thực hiện trong khoang chứa của tên lửa New Shepard. Lần phóng này còn để thử nghiệm một tấm chắn nhiệt mới để sử dụng cho các tên lửa New Glenn trong tương lai – tàu vũ trụ thế hệ kế tiếp của Blue Origin với khả năng phóng lên quỹ đạo Trái đất cùng tải trọng, bổ sung thêm các khả năng mới cho công ty bên cạnh tên lửa New Shepard.
Tham khảo TechCrunch
Tin tức khác
- Satya Nadella nối gót Bill Gates, trở thành CEO kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
- OnePlus và Oppo chính thức sáp nhập với nhau
- Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021 sắp được phát động
- Giới đào coin đã mua sạch card đồ họa ra sao: 700.000 GPU thành 'trâu cày', 25% số card bán ra rơi vào tay thợ đào coin
- EZVIZ chung tay tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho y bác sĩ ngày đêm chống dịch
- Apple mời cựu giám đốc BMW về làm việc cho dự án xe điện?
- Tìm hiểu về công nghệ điều hoà không gió buốt siêu tiết kiệm điện của Samsung
- Các dòng code làm nên World Wide Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD
- Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
- Một ai đó vừa chi ra 92 tỷ đồng để sở hữu meme huyền thoại nhất trong lịch sử Internet
- Hệ điều hành iOS sẽ sớm “khai tử” mật khẩu và nâng cấp tài khoản của chúng ta khó bị hack hơn
- Thu 10 đồng lãi 6 lại được miễn thuế, công ty phần mềm diệt virus của BKAV được định giá gần 100 triệu USD